Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền
| 37
nên tế bào, tế bào cấu tạo nên cơ quan, cơ quan cấu tạo nên hệ thống. Do vậy xét về
góc độ phân tử và góc độ hệ thống thì bình diện ảnh hƣởng khác nhau rất nhiều. Vốn
là vấn đề của hệ thống, còn thuốc lại chỉ có tác dụng lên một điểm nào đó trong hệ
thống mà thôi. Hơn nữa các điểm trong 1 hệ thống thậm chí là toàn bộ hệ thống đều rất
hỗn loạn, do vậy mà thuốc không thể xử lý đƣợc vấn đề rối loạn chức năng của cả hệ
thống. Ví dụ, một hệ thống rối loạn có thể do hàng nghìn các phản ứng xảy ra bị chậm
lại hoặc thậm chí bị dừng lại. Nhƣng thuốc thì chỉ có tác dụng lên một đến hai phản
ứng mà thôi. Vậy vấn đề của hệ thống giải quyết nhƣ thế nào? Vấn đề hệ thống nhất
định phải giải quyết trên phƣơng diện hệ thống. Chỉ có khả năng phục hồi của cơ thể
mới làm đƣợc điều này. Ví dụ viêm dạ dày vốn là hậu quả rối loạn chức năng của hơn
một hệ thống, nhƣng bác sĩ lại chỉ kê đơn thuốc trị mỗi cái dạ dày chứ không cho
phƣơng án giải quyết rồi loạn chức năng của cả hệ thống. Do vậy bệnh viêm dạ dày trở
thành bệnh rất khó chữa trị. Nếu có chữa thì cũng phải chữa mấy chục năm, chữa cho
đến khi bị ung thƣ dạ dày thì hết thời gian chữa trị viêm dạ dày. Khi chung ta có
hƣớng giải quyết đúng đắn, tức là chúng ta đã cho cơ thể phát huy khả năng tự phục
hồi của nó. Bệnh nhân viêm dạ dày từ lúc bắt đầu điều trị cho đến lúc các triệu chứng
lâm sàng không còn nữa vẻn vẹn chỉ mất 2 tuần.
Cho dù lịch sử phát triển của y học đã lên tới mấy nghìn năm nhƣng nhận biết của
chúng ta về cơ thể còn rất ít, thậm chí còn có những hiểu biết rất ấu trĩ. Ví dụ, tại sao
khi con ngƣời lo lắng bất an thì rất dễ bị lở mép? Tại sao khi con ngƣời giận dữ lại dễ
bị đau răng hoặc sƣng lợi? Cơ thể ngƣời quả thật vô cùng kỳ diệu. Từ khả năng tự
phục hồi của cơ thể ta có thể hiểu đƣợc một vài điều trong đó. Bạn nghĩ xem tại sao
các cơ quan bộ phận lại biết chúng phải có hình dạng nhƣ ngày nay mắc dù chúng đâu
biết phải mọc ra hình dạng nhƣ thế nào? Giống nhƣ xây ngôi nhà phải có bản thiết kế
vậy. Cơ thể ngƣời cũng cần phải có “bản thiết kế” nhƣ thế. Nếu không làm sao mà gan
lại có hình dạng nhƣ vậy, mà lại còn biết khi to đến mức độ nào thì dừng không to ra
nữa. Nhƣng “bản đồ thiết kế” của toàn bộ cơ quan bộ phận cơ thể nằm ở đâu? Chúng
ta vẫn chƣa biết! Nhƣng khái niệm này vô cùng quan trọng, bởi vì phục hồi cũng cần
phải có “bản thiết kế”. Kết quả phục hồi tốt nhất là tái tạo lại tế bào đã bị tổn thƣơng
hoặc đã chết đi đƣợc nguyên vẹn nhƣ ban đầu. Nếu nhƣ không tái tạo đƣợc nhƣ ban
đầu thì cơ thể sẽ đành phải chuyển sang phƣơng án khác, đó là làm xơ hóa. Dù cho xơ
hóa nhƣng các cơ quan vẫn cố gắng tự phục hồi để có đƣợc hình dạng nhƣ ban đầu.
Đây là một hiện tƣợng rất đặc biệt của cơ thể. Phục hồi đƣợc xét trên 2 phƣơng diện:
một là phục hồi theo tiêu chuẩn của các tổ chức đó chính là nội dung tôi vừa đề cập ở
trên, tức là thông qua quá trình phục hồi này các cơ quan bộ phận sẽ đƣợc tái tạo trở
lại với trạng thái và hình dạng nhƣ ban đầu. Hai là phục hồi theo tiêu chuẩn của tế bào.
Tế bào cũng là một hệ thống nó cũng có khả năng tự phục hồi. Ví dụ gan nhiễm mỡ
tức là lƣợng mỡ trong tế bào gan bị nhiều quá mức khiến hình thành nên các hạt mỡ.
Thông qua quá trình phục hồi có thể làm biến mất các hạt mỡ trong tế bào gan khiến
gan trở lại chức năng bình thƣờng. Phục hồi tế bào cũng cần phải có “bản thiết kế” và
bản thiết kế này nằm ở đâu? Có lẽ sẽ nhiều ngƣời cho rằng nó nằm trong vỏ tế bào.
Tôi cũng đồng ý với họ. Nhƣng tôi phải nói thêm rằng thực tế không đơn giản nhƣ
vậy. Khả năng phục hồi của tế bào còn thể hiện ở khả nàng tái tạo của nó. Thông qua
việc tế bào đƣợc tái tạo, các chỗ tổn thƣơng trong tổ chức và cơ quan sẽ đƣợc phục hồi
theo. Do vậy tế bào tái tạo cũng sẽ tham gia vào quá trình phục hồi của tổ chức. Nói
tóm lại, mỗi bộ phận trên cơ thể chúng ta phải có hình dạng nhƣ thế nào cơ thể là