ĐỊNH HƯỚNG VĂN HỌC - Trang 100

hoặt động tính, thực tiễn tính.
Tuy nhiên đây chỉ là đoạn chót của một quá trình dài khởi đầu từ đời Tuỳ,
Đường. Hai nhà này là giai đoạn tiến hóa lần lần để biến đổi Phật Ấn Độ ra
Phật Nho giáo, quen gọi là Phật Tàu. Về đàng thuyết lý ta có Hoa Nghiêm
và Thiên Thai đem tư tưởng tích cực của dịch lý vào cho vũ trụ quan nhà
Phật, thay vì “vạn pháp giai vô” thì đến Thiên Thai biến ra “vạn pháp bất ly
đạo pháp” nghĩa là “vạn pháp giai hữu”. Về hiện thực thì đi từ dhyana mà
ta có thể dịch là tĩnh thiền, tọa thiền, tiến đến Tổ Huệ Năng, đưa thiền vào
đời sống, và hoặt động nên ta có thể gọi là Hành thiền, và tự đây trong các
môn phái Phật giáo chỉ có Thiền là sống mạnh. Còn Phật Ấn Độ tàn lụi
dần, không những Duy thức vì quá lý trí nên không sống nổi ở đất nhân
sinh, mà rồi cả đến Hoa Nghiêm và Thiên Thai mặc dầu đã Tàu hóa cũng
không đứng nổi. Sở dĩ chỉ có Thiền sống được là vì đã đi tới sát Nho giáo
hơn hết và giúp Nho gia tạo nên một tổng hợp ở đời Tống, mà Chu Hy là
tập đại thành.
Nói là tổng hợp có lẽ không đúng bằng là một đợt tiến mới, một sự phát
triển của cây Nho, vì hai ý niệm chính trong Chu Hy là khí và lý đã nằm
sẵn trong Kinh Dịch và với thuyết “các hữu thái cực” thì Chu Hy cũng chỉ
là quảng diễn đạo lý Kinh Dịch “thái cực sinh lưỡng nghi” v.v… Từ bản
cốt “các hữu thái cực” cho đến thể thái đôn hậu tâm linh, đều không ra
ngoài “tồn tâm dưỡng tính” đã có mầm từ trong Trung Dung và Mạnh Tử;
chỉ riêng về sắc thái thì có đượm một chút màu Thiền ở chỗ đề cao tâm và
lý mà hạ thấp dục. Có lẽ vì điểm này mà Tống Nho bớt hiệu nghiệm trong
việc an bang tế thế. Dầu sao có thể nói là do sự trao đổi với Phật giáo mà
Tống nho đã phần nào bước vào xuất thế.
Do đấy sau này sẽ gây ra phản ứng chống lại ở đời Thanh, mà phát ngôn
viên có thể là Đái Đông Nguyên. Ông nói rằng theo sách Lễ ký: “ẩm thực
nam nữ nhân chi đại tồn yên. Thánh nhân trị thiên hạ, thể cái tình của dân,
thỏa cái dục của dân mà vương đạo đủ. Đến sau khi cái thuyết lý với dục đã
thành lập rồi thì phàm sự cảm xúc của những thường tình ẩn khúc như đói
rét, sầu oán, ăn uống, trai gái đều gọi là nhân dục cả, không cho họ bàn tới.
Ấy bởi sự phân biệt ra lý và dục, khiến khắp mọi người trong thiên hạ đều

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.