ĐỊNH HƯỚNG VĂN HỌC - Trang 101

biến ra trá nguỵ cả. Cái vạ đó kể sao cho xiết.” (Trần Trọng Kim IV.210)
Lời trên đây là một khía cạnh phản đối sự xuất thế của Tống nho.
Còn một khía cạnh khác nữa chống Thanh nho là đòi trở lại nguồn, trở lại
với kinh văn đời Hán, và do đó làm nổi lên khuynh hướng khảo chứng kinh
văn. Khuynh hướng này phát sinh do sự tiếp xúc với văn hóa Tây Âu và đại
diện đời Khang Hy là các tu sĩ dòng Tên. Người nổi tiếng cũng vẫn là Đái
Đông Nguyên. Khi phản đối diệt dục là ông từ khước ảnh hưởng việc trao
đổi với Ấn Độ, còn khi quay về khảo chứng kinh văn là ông mở đầu việc
trao đổi với Tây Âu.
Khuynh hướng mới này có thể gọi là nhập thế, khoa học, sẽ được tiếp nối
trong ba giai đoạn sau là giai đoạn tôn giáo với Khang Hữu Vi, giai đoạn
luận lý với Hồ Thích, và duy vật với Phùng Hữu Lan. Tất cả bốn giai đoạn
đời mới đều mang sắc thái khoa học và vẫn còn được tiếp nối cho tới tận
ngày nay.
Nếu phải đưa ra một lời bàn chung thì ta có thể nói là so với giai đoạn nhà
Tống gọi được là thái quá, thì giai đoạn Thanh nho trao đổi với Tây Âu lại
là bất cập. Nghĩa là Tống nho quá chú trọng đến tâm đạo mà không nhìn sự
thể khách quan, còn Thanh nho quá chú trọng đến khoa học, nên không
nhìn ra đại đạo, để đến nỗi tiêu cạn sinh lực vào việc khảo đính, phân tích,
phê bình, tức là tiếp nối lối từ chương trích cú nhưng không làm cách nghệ
thuật như trước mà làm cách khoa học khách quan kiểu Tây, vì thế những
sản phẩm văn học từ đời Thanh toàn là sử triết, còn chính triết thì chưa có
gì ngoài bộ tâm lý học của họ Phùng, nhưng lại mang đậm tính chất duy vật
và trừu tượng nên không biểu lộ được nét đặc trưng của Viễn Đông, và như
vậy là chưa đạt tới cái hồn của trao đổi, nói khác là chưa đạt tới cái phẩm,
cái tinh hoa của nó.
Hiện sự trao đổi cho tới nay còn đang nằm ở bình diện hàng ngang. Nổi về
số lượng nên chưa đem lại ơn ích mong muốn là đáp ứng nhu cầu khẩn
thiết hiện đại. Nhu cầu đó là sự bổ túc Đông Tây, hòa hợp tâm linh với
khoa học. Vậy nếu Viễn Đông cũng chỉ biết chạy theo lối khoa học mà bỏ
tâm linh thì sự trao đổi chỉ có một chiều: từ Tây sang Đông. Cái lỗi đó giới
trí thức Viễn Đông phải gánh chịu. Nay muốn sửa lại thì cần thiết phải tìm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.