ĐỊNH HƯỚNG VĂN HỌC - Trang 99

Kim Định

Định Hướng Văn Học

Phụ trương

Về việc trao đổi văn hóa trong bốn triều đại Tống, Nguyên, Minh,

Thanh

Phần 1
Thưa quý vị
Tôi xin bàn đến vấn đề theo khía cạnh triết lý thực tiễn. Trước hết đưa ra
một hai điểm mà tôi cho là khiếm khuyết trong việc trao đổi văn hóa của
Viễn Đông trải qua 4 triều đại: Tống, Nguyên, Minh, Thanh, sau đó thử đưa
ra một hai đề nghị trong cải thiện sự trao đổi để nó có thể đáp ứng nhu cầu
thời đại.
Trong bốn lần trao đổi được đưa ra làm đề tài người ta có thể nhận ra một
nét chung là văn hóa Viễn Đông đã chưa hiện thực được đúng mức cái triết
lý của sự trao đổi. Cái triết lý đó theo tôi là bổ túc: mình đóng góp cái đặc
sắc của mình và đồng thời thâu thái cái đặc sắc của người để làm giàu cho
mình. Thế nhưng trong sự trao đổi nhất là đời Thanh văn hóa Viễn Đông đã
không giữ được đúng đắn cái nét đặc trưng của nó, do đấy tuy có thâu về
nhiều, nhưng không là thâu hóa một cách cơ thể kiểu lớn lên tự nội, nhưng
là thâu nhập một cách chất đống, bề bộn tự ngoài. Chúng tôi nghĩ rằng đức
tính của nền văn hóa Viễn Đông nằm trong hai chữ Trung Hòa. Vậy mà cả
bốn lần đều không giữ nổi nét đó.
Tôi xin lướt qua hai nhà Nguyên và Minh vì ở hai triều đại này văn hóa
Viễn Đông đã đánh mất quá nhiều nét tư riêng. Nhà Nguyên thì là một sự
đàn áp từ ngoài tròng vào cổ Trung Hoa mà thực ra thì không có gì đáng
giá. Đến nhà Minh thì lại phản động bằng gây nên tình trạng bế quan tỏa
cảng, tức làm ngừng trao đổi là điều có hại cho đường tiến triển của văn
hóa. Nên cả hai nhà không đáng chú trọng nhiều.
Như thế tôi chỉ chú ý đến hai đời Tống và Thanh. Nhà Tống vì sự trao đổi
tỏ ra thông minh hơn cả trong bốn lần; có thể nói đây là một sự việc thâu
hóa văn minh Ấn Độ, hay là sự chuyển hóa Phật giáo ra Nho giáo, tức là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.