lại và việc đưa kinh sách ra toàn bích nó tố cáo sự thiếu óc sáng tạo), thứ
đến là chọn lựa theo lối tinh luyện khỏi cáu bụi thời gian như gạt bỏ Hán
nho, Đường, Tống, Minh, Thanh nho. Thứ ba làm phồng lên bằng nội
dung nhân bản, bằng thích ứng với cảm quan thời đại theo lối lý giải. Sau
đó có thể đi xa hơn bằng đề ra chiến lược, những giải pháp minh bạch tức
là phần việc của các học giả muốn ra tham chính.
Đại để đó là những việc phải làm để có thể gọi được là “thuật nhi tác” đặng
đưa Nho giáo trở lại chương trình học vấn nước nhà. Sở dĩ xác định mấy
điều trên vì nếu là văn hóa thì dùng lối văn nào cũng được, nhưng nếu là
văn học thì nên dùng lối tuyển lục mới có thể trao lại cho con cháu những
lời của tiên tổ, đã trở thành di sản thiêng liêng ai cũng cần biết tới. Nhưng
không phải hễ là truyền lại lời xưa, hễ là văn học thì không phải sáng tạo.
Đành rằng thì vài thế kỷ nay chỉ có “thuật nhi bất tác”, nhưng cả “sáng tác”
bên văn nghệ cũng thế, cũng chẳng có chi đáng gọi là sáng tác chân thực
ngoại trừ hình thức văn vẻ với một ít tiểu xảo nhỏ nhặt mà thôi. Cho nên
nếu thiếu luồng sinh khí lớn rộng, thiếu chủ đạo hướng dẫn thì tại chính
nguồn sang tạo đã cạn và chưa có người khai thác ra được nguồn mới mà
thôi. Vì thế văn học phải gắng “lấy thuật làm tác”.
Thực ra đó là việc làm khó khăn gấp bội sự theo Tây như nay, hay việc đưa
Hán học vào, cho nên đòi hỏi nhiều cố gắng thông minh, kiên chí, trong ít
ra dăm ba năm của một nhóm người. Tuy là đường khó khăn nhất nhưng là
lối nhiều bảo đảm hơn cả và cái may mắn cho nước Việt Nam là chúng ta
đã hé nhìn ra được con đường để đi. Có lẽ 20 năm máu lửa vừa qua đã giúp
chúng ta nhìn thấy và có khả năng hiện thực. Biết đâu 20 năm khói lửa
hoang tàn, đổ nát, chết chóc, điêu linh đã là giá người Việt Nam phải trả để
mua khả năng chu toàn sứ mạng văn hóa đó trong vận hội mới? Sứ mạng
đó là thiết lập nền văn hóa nhân bản cho những thế hệ đang lên bằng lối
“thuật nhi tác”. Nếu chu toàn được sứ mạng đó tức cũng là “định hướng
được văn học” cho một nhân loại đang lạc hướng. Và chúng ta sẽ sáng tác
bằng thuật lại nền nhân bản tâm linh vốn là di sản của liên bang Bách Việt,
mà hiện nay chỉ còn có Việt Nam là giữ cái tên Việt đó.
Mang tên Việt tất nhiên cũng là nhận trách nhiệm làm phục hoạt lại cái di