ĐỊNH HƯỚNG VĂN HỌC - Trang 95

nguyên như tiền nhân thì tức là tiếp tục chương trình Hán nho, đó là lối giết
Nho giáo hiệu nghiệm hơn hết. Hoặc đưa Nho vào để “làm giàu tiếng Việt”,
thì là lấy tuỳ làm chính. Đó cũng lại là giết Nho giáo nữa. Phải đưa Nho
vào như một đạo lý, một chỉ đạo cho đời sống. Điểm này chúng tôi sẽ bàn
rộng vào dịp khác. Ở đây chỉ xin nói một khía cạnh hình thức mà nhiều
người cho là quan trọng. Đại để có ba lối đưa Nho giáo vào: một là học y
nguyên như các cụ xưa. Hai là phóng tác theo tinh thần nhưng không đả
động chi đến một câu chữ Nho nào, ba là lấy “thuật làm tác” == “dĩ thuật vi
tác”.
Muốn thành công phải đi lối “thuật nhi tác”. Cả hai chữ cần được xác định
lại nội dung. Khi nói đến thuật nhi thì không phải là lặp lại như người ta
quen hiểu, nhưng phải nghĩ đến việc truyền lại được cái hồn, cái linh lực,
nghĩa là làm cho tinh tuý Nho giáo phục hoạt trở lại, hầu thổi lên được một
luồng hào hứng ngay trong đám tân học, trong đám trẻ. Đó mới là “thuật
nhi” kiểu Khổng Tử. Thuật nhi như thế khó hơn sáng tác theo nghĩa sáng
tác văn nghệ, như viết một truyện ngắn, truyện dài, một bài thơ hay bất cứ
một bài văn nào mà không trưng dẫn kinh điển. Đó là ý nghĩa sáng tác kiểu
văn nghệ và chỉ có nghĩa này là được thông dụng hiện nay, nhưng còn một
nghĩa sáng tác sâu hơn của triết lý có thể gọi là “thuật nhi tác” và phải có
hai yếu tố là sáng soi chỉ đạo giữa những lộn xộn hộn mang, lại vừa phải
tác động nổi tinh thần ít ra một số người thông minh có năng lực truyền bá
hệ thức, chứ không thể thưởng thức suông như đối với văn nghệ. Chính vì
thế “thuật nhi tác” khó hơn sáng tác văn nghệ có cả trăm lần. Chỉ cần nhìn
qua số lượng văn phẩm thì nhận ra ngay. Mỗi năm trong thế giới thấy xuất
hiện cả trăm ngàn bài thơ, ngàn vạn truyện ngắn truyện dài, nhưng từ gần
hai trăm năm trong nhân loại chưa hẳn nảy sinh được một tay nào đáng gọi
là “thuật nhi tác” (creating by transmitting). Không cứ gì Nho giáo mà bất
cứ đạo giáo nào cũng thế, cũng chỉ trong vòng lập lại hay là sáng tác kiểu
văn nghệ. Đó cũng là một hình thái lặp lại nhưng được che đậy khéo. Bởi
vậy những tác phẩm kia chỉ là sáng tác có hình thái, nghĩa là dùng lối văn
tự thuật mà không dùng lối tuyển lục. Lối tự thuật dễ gây nhiều ảo tưởng là
tân tạo vì hầu hết người ta chỉ dừng lại nơi ngôn ngữ, nơi cốt truyện.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.