ĐỊNH HƯỚNG VĂN HỌC - Trang 93

không nhận ra đâu là lý do đích thực của sự thua kém để đến nỗi xúi nhau
đả phá cho đến tan hoang một nền văn học có sự thống nhất vĩ đại hơn hết
bởi vì uyển chuyển sống động và giàu khả năng hơn hết trong việc sáng tạo
ra được những tổng hợp cho mỗi giai đoạn lịch sử. Chính nhờ đó mà nền
văn hóa Viễn Đông vẫn còn trường tồn cho tới ngày nay trước sự sụp đổ
của bao nền văn minh đồng thời với nho giáo như Mésopotamie, Babylon,
Assyrie, Egypte, Hy Lạp, La Mã. Và nếu đã không bị lũ con cháu bật rễ từ
bỏ thì cộng sản đâu có đặt nổi nền đô hộ trên các dân tộc Viễn Đông.
Chúng ta cần hiểu rằng thống nhất văn hóa không là chi khác hơn là một
thứ kỷ luật tinh thần, thiếu nó không thể có văn hóa hùng mạnh được. Để
xác định thêm nội dung thống nhất chúng ta nên phân ra văn hóa hiểu gọn
vào chương trình của ba cấp tiểu học trung học và đại học. Nếu nhận nho
học làm nền thống nhất thì sẽ cho học Nho giáo trong cả ba cấp- còn văn
hóa hiểu là cái học bên ngoài trường ốc, bên ngoài chương trình thi cử, và
kéo dài cả đời thì đó là phần dành cho đa phương tức là cho mọi triết
thuyết. Có thể và nên đưa đa phương (pluralisme) vào cấp đại học, còn
trung tiểu học thì phải có thống nhất, vì nếu đưa đa phương vào chỉ làm
loạn tâm trí học trò mà thôi.
Một nền văn học quốc gia cần được quan niệm theo khả năng của đa số.
Vậy đa số phải học. 1. Các kiến thức phổ thông, 2. Rồi học lấy một nghề
sinh sống, hoặc sửa soạn cho một ngành chuyên môn. Vì thế chỉ còn ít giờ
cho đạo lý. Vậy đòi đưa vào chương trình trung học cả mọi học thuyết thì
một là không đếm kể đến khả năng của đại đa số học sinh, hay là cứ đưa
vào, thì đó không là đạo lý mà chỉ là bản tóm các ý kiến của đủ loại triết
học. Cái học phiến diện như thế không thể nào gây nên được một chủ
hướng sống, một lòng thành khẩn hăng say mà chỉ là một tri thức tẻ lạnh
tan nát sẽ chỉ tạo ra những con người chong chóng. Chính vì muốn tránh
cái nạn “đa thư loạn” tâm đó, nên tiền nhân đã đưa ra thứ tự “kinh, sử, tử,
truyện”. Có học sử (tức đa phương) nhưng dành cho các lớp cao, và cho
văn hóa hậu trường. Chính vì lý do đó chúng ta nên tránh đa phương cũng
như nên tránh cả chương trình tam giáo ở cấp trung học. Cái học đời Trần
đời Lý có đủ thời giờ học cả tam giáo, còn nay chúng ta chỉ có thể dành cho

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.