nội chất không đủ sức sống như trường hợp nhóm Công Tôn Long, Huệ
Thi…
Đừng nói đến Phật triết, Lão Trang triết, ngay đến Phật giáo, Đạo giáo cũng
vẫn được tự do, đôi khi có sự đàn áp thì hầu hết do hai phe kình chống
nhau. Lấy thí dụ 4 lần Pháp nạn của Phật giáo mà nói thì lần thứ nhất đời
Thái Võ Đế (446) do đạo sĩ Khấu Thiên Chi xúi giục, nho sĩ Thôi Hạo có
một phần.
Lần thứ nhì, Võ Đế, Bắc Chu năm 561 do đạo sĩ Trương Tân.
Lần thứ ba, Hội Xướng pháp nạn đời Võ Tôn (năm 842) do đạo sĩ Phó Tụy.
Lần thứ tư Thế Tôn nhà Hậu Chu thì pháp nạn gây nên phần lớn không vì
sự va chạm ý hệ nhưng do vấn đề kinh tế, có lúc đến ¾ ruộng đất đứng tên
nhà chùa được miễn thuế: chính quyền chỉ còn thâu thuế trên ¼ đất ruộng,
đã vậy tiền thuế thu được còn phải dùng đến 1/5 để nuôi hơn 20 vạn sư ni.
Lần pháp nạn thứ năm là do Hồng Tú Toàn (1850) chịu ảnh hưởng độc
chiếm của ngoại lai, thì đả phá tất cả tam giáo, chưa không riêng chi Lão
Thích mà thôi.
Xét trong năm lần pháp nạn, chỉ có lần đầu tiên có một nho gia, còn tất cả
do đạo sĩ. Nhưng do nho sĩ hay đạo sĩ thì đó cũng chỉ là hạng thấp chứ
không phải việc của Nho học, Đạo học. Chúng tôi chỉ có ý nói lên sự thong
dong không những dành cho sự học “bách gia chư tử” nhưng còn cả cho
những hình thái biến thể của các đạo giáo đó nữa: tất cả đều được sống
mạnh, mạnh đủ để chửi nhau, đánh nhau huỳnh huỵch rộn ràng qua hai
ngàn năm chứ có bị đàn áp đâu?
Sở dĩ phải nói hơi dài đến chuyện này vì thống nhất rất quan trọng cho vận
mạng nước nhà đang lúc cần phải mạnh mà thực tế lại quá phân hóa, nên
muốn sống còn chúng ta phải tìm phương thế thống nhất lại, nay nếu vì một
hai e ngại không đủ nền móng mà không thiết lập nổi thì tổ quốc chúng ta
trở nên miếng đất trống mặc sức cho triết thuyết nào đi lại thao túng tuỳ ý,
kể cả những triết thuyết tiền hô cho cộng sản.
Sở dĩ cộng sản đã ngự trị cõi Viễn Đông này được là vì nền thống nhất cũ
đã bị tan rã do sự hiểu lầm của những người như Hồ Thích, Phùng Hữu Lan
và các trí thức chịu ảnh hưởng của họ. Những người này đã hốt hoảng