tự nhai chỉ chất liệu nhân tình): người Hy Lạp rất kém về toán học là tại óc
thờ sắc đẹp. Họ thích đếm bằng chữ a, b, c hơn là bằng con số, vì chữ gần
với ý nghĩ huyền niệm hơn con số, ngược lại họ rất giỏi về hình học.
Euclide đã đặt nền tảng cho hình học rất gần với kiến trúc, với những
đường cong, thẳng, chéo, thuộc nghệ thuật tạo hình (đẹp).
Cái nét đặc trưng của văn minh Hy Lạp đó vẫn còn là nét nổi của văn hóa
Tây Âu: những hệ tư tưởng rất nguy nga về lối kiến tạo, nhưng rất ít nội
dung người. Hãy nghĩ tới hai hệ thống cuối cùng một duy tâm của Hegel và
một nữa là duy vật của Karl Marx, cả hai đều nổi về đẹp, kém về thực, tức
nội dung người.
Văn minh Ấn Độ trái lại có thể nói là chuộng thực (le Vrai). Chính Ấn Độ
đã phát minh ra toán học và đưa lên đến bậc đại số với việc khám phá ra
chữ o. Nhưng chữ o toán này chỉ là một khám phá ngẫu nhiên. Còn chính
chủ đích của nó là đi tìm chân, hiểu là thực chất của sự vật tự thân. Như
vậy zero có nghĩalà neti, neti không không tức là trút bỏ hết mọi hình thức
để sự vật hiện ra nguyên hình trước con mắt thứ ba là con mắt đặc biệt để
xem bản chất thực của tự sự (chose en soi). Kinh thánh của Ấn Độ gọi là
Veda cũng gốc với tiếng La tinh là video có nghĩa là nhìn, xem. Nhưng đây
không phải là nhìn thường với hai mắt giác quan, nhưng là nhìn cho tới tận
gốc, nhìn với con mắt thứ ba để vượt qua những hình thái hiện tượng, hầu
thấu tới sự thật trần trụi mà sau này Phật giáo gọi là Tathata, và khi truyền
sang Viễn Đông thì dịch là “như lai”, nghĩa là bản thể xem thấy y nguyên
gọi là “bản lai diện mục” tuyệt không có hình thức nào bám quanh
(sunyata). Nếu lấy nhĩ mục mà nói thì hai nền văn minh Âu Ấn đều có họ
mục. Hy Lạp thì nhìn ngắm. Platon lấy việc nhìn ngắm những mô hình
(contemplation des idées) làm cứu cánh của triết nhân. Văn minh Ấn Độ
cũng nhìn nhưng là nhìn vào tận gốc, nên phải ngồi từng giờ để mong nhìn
ra như lai bản thể. Do đó cả hai đều ư thích kiến trúc vì thuộc sự ngắm nhìn
và nghi thức tế tự cũng được trọng, vì đó cũng là một hình thức cho mắt,
giúp dẫn tới sự nhìn thấy bản thể như lai.
Văn minh Viễn Đông khác với hai nền văn minh Âu Ấn ở chỗ đặt căn bản
trên tai. Phút uy linh ngộ đạo được Khổng Tử gọi là văn đạo (triêu văn đạo)