ĐỊNH HƯỚNG VĂN HỌC - Trang 104

và chúa nghệ thuật là nhạc, nghệ thuật của tai hơn cả vị, mặc dầu Tàu có
tiếng sành ăn, nhưng chưa bằng sành nhạc. Nghe nhạc Thiều, Khổng Tử
cảm đến độ ba tháng không biết mùi thịt. Nhạc là nghệ thuật đã trút hết
hình (dénuée de toutes formes) nên phải dùng văn, khác với kiến vốn gắn
liền với những nghệ thuật tạo hình (art plastique) còn thi và nhạc nhất là
nhạc trọng về nhịp điệu, hòa hợp nên cần nghe, và người ưa nhạc hơn cả
biểu lộ mức độ cao về óc tế vi. Mà tế vi rất cần cho sự hòa hợp. Nếu muốn
nói theo Nietzsche mà quy nhạc cho thần Dionysos chủ sức sống, còn nghệ
thuật tạo hình thuộc thần Apollon chủ hình thái sáng sủa thì Hy Lạp đề cao
Apollon mà coi thường Dionysos. Hay nói đúng hơn không phải Hy Lạp
thiếu Dionysos, nhưng có lẽ vì quá tôn thờ Apollon, hình thái, nên sau chỉ
còn biết có Apollon, bởi đó Logos đọa lạc ra Logique, ít ra theo chủ trương
của Nietzsche và Heidegger; mà đã là Logique thì khỏi cần văn (écouter
nghe tự nội) mà chỉ cần thính (entendre== nghe tự ngoại) cùng một ngăn
với xem (mắt) khác với văn minh Viễn Đông chú ý về nghe (tai).
Đó mới là đợt tiêu biểu phát lộ bên ngoài, khi đi vào nội dung thì nhạc là
Hòa mà Hòa là chỗ đạt Đạo của Nho giáo. Hòa là hòa giữa Âm và Dương,
hay làthiên và địa, còn nơi hòa lại gọi là nhân. Vậy khi nhận xét Nho giáo
chú ý đến văn, đến nhạc, đến Hòa thì cũng là nói đến Nhân. Và nếu căn cứ
theo tam tài thì ta có thể nói
Văn minh Âu Tây thuộc Địa.
Văn minh Ấn Độ thuộc Thiên
Còn văn minh Viễn Đông thuộc Nhân
Ba chữ Thiên, Địa, Nhân ở đây phải hiểu theo tam tài nghĩa là vừa rất rộng
vừa bao hàm hai tài kia: địa bao hàm thiên, nhân, cũng như thiên bao hàm
nhân, địa. Nói văn minh Ấn Độ chuộng thiên, văn minh Âu chuộng địa là
nói lên chỗ nhấn mà không có ý nói vắng mặt hai tài kia.
Địa: khi nói văn minh Âu Tây chuộng địa là có ý nhấn mạnh trên khía cạnh
vật lý. Những triết gia đầu tiên ở Hy Lạp gọi là physiciens. Platon chỉ nhận
vào trường những môn đệ giỏi géomotrie (géa= địa). Aristote là một nhà
khoa học, đúng ra là một sinh lý học. Descartes là một toán học gia. Và với
tất cả thì tri thức triết học đều khách quan hóa, nên ta có thể gọi là Ngoại để

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.