ĐỊNH HƯỚNG VĂN HỌC - Trang 106

công, lúc thương. Điều này chỉ là nét đặc trưng cho đến hết thế kỷ 19 trở về
trước, còn nay đâu đâu cũng đang đi tới nhất luật như Âu Châu. Tuy nhiên
lúc phải tìm ra nét đặc trưng thì nên tìm về trước, về những thực thể đã xuất
hiện nhiều ngàn năm đủ ảnh hưởng vào tiềm thức và gây nên nét đặc trưng
của từng nền văn minh.
Trong các thực thể xã hội có sự phân chia đẳng cấp và tính chất mối liên hệ
giữa các đẳng cấp nói lên khá rõ nét đặc trưng của mỗi miền.
Cứ nói chung ra thì bên Ấn Độ giai cấp xã hội là 1. Tăng, 2. Quân, 3.
Nông, công, thương, 4. Nô. Vì tăng lữ đứng đầu nên ta gọi là Thiên trị
(thần quyền).
Âu Châu có phần biến đổi: trước cách mạng Pháp 1789 là Quý tộc, giáo sĩ,
dân chúng (noblesse, clergé, tiers- ordre); còn trước nữa mỗi khi vua đăng
quang thì lĩnh triều thiên do giáo sĩ; vì thế Âu Châu có cả hai là Thần
quyền và Quý quyền (Théocratie et Aristocratie). Và nay chuyển sang địa
quyền (technocrate et ploutocratie).
Viễn Đông là sĩ, nông, công, thương, khác ở chỗ vắng bóng tăng, đề cao sĩ
hiểu là triết gia nhân sinh, nên gọi được là Nhân trị, nghĩa là ngoại trừ nhà
vua dựa vào dòng tộc, còn toàn dân thì lấy tài đức làm tiêu chuẩn xếp đặt
cao thấp.
Đấy là nét đặc điểm của Viễn Đông mà ta thấy không còn giữ được nữa.
Hiện nay thì có lẽ là Công trị, Thương trị (technocrate et ploutocratie) như
Tây Âu. Kẻ sĩ đã biến mất, thay vào chỉ còn trí thức. Trí thức không phải kẻ
sĩ, trí thức mới chú trọng có lý trí, giáo sĩ mới chú trọng có linh hồn. Kẻ sĩ
là người tu luyện cả tâm linh lẫn lý trí. Vậy mà nay Viễn Đông chỉ theo
đuổi có trí thì đủ biết đã bật rễ đến mức nào. Kẻ sĩ xưa đứng đầu phẩm trật
nay không những xuống bậc mà còn mất luôn chỗ đứng, sự kiện này đủ nói
lên việc trao đổi mới chỉ có một chiều, chiều lý trí: tự nhân trị đi hẳn vào
công trị hay thương trị. Điều đáng lo ngại là với công hay thương trị thế
giới hiện đang gây nên nhiều tan hoang đổ vỡ; ngược lại với nhân trị có kẻ
sĩ đứng đầu, xã hội Viễn Đông đã tạo nên nhiều đỉnh cao: 1. Chu, 2. Hán, 3.
Đường, 4. Tống, 5. Nguyên, 6. Minh, 7. Thanh, hơn hẳn các nền văn minh
khác về trường cửu và nhân đạo. Nói tóm lại nếu Âu Tây là quê hương của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.