ĐỊNH HƯỚNG VĂN HỌC - Trang 105

đối chọi với Nội của Ấn Độ có tính chất huyền bí siêu hình, nói theo tam
tài là ngược với Âu Châu chủ địa, Ấn Độ chủ thiên.
Thiên: là văn minh Ấn Độ mà ta có thể kêu là thiên đàng của thần minh,
quê hương của tăng lữ. Ông J.Bacot trong quyển le Boudtha (P.U.F Paris
1947 mF 28-30) ví Thượng Đế và vũ trụ như hai bát cân, thì bên Ấn Độ bát
vũ trụ không được ký nào, còn mâm Thượng Đế bao giờ cũng thắng, đã từ
lâu và vẫn còn sự chênh lệch như vậy. Ngược với Âu Châu chỉ có vũ trụ là
thực, và nó chứa trọn vẹn chân lý! Cái mà người Âu Châu cho là thực thì
người Ấn Độ cho là không thực và họ cho là thực tất cả những gì không
thuộc vũ trụ, không hiện hình ra. Tóm lại đó là hai thái cực và khó bề gặp
nhau, cần phải có tài nhân.
Nhân: thì rõ ràng là nét đặc trưng của văn hóa Viễn Đông, nới mà theo
Keyserling, đã sản ra một mẫu người thâm sâu hơn hết “the most perfect
type of humanity, the profoundest of men…” (Journal, II.67, 58, 50, 57, 48,
68) có lẽ do định nghĩa con người nhân giả nhơn dã, nghĩa là không quy
chiếu vào thiên hay địa để tìm lý tưởng cho con người, mà tìm ngay trong
con người, nên chữ Nhân đây có thể dịch là Humanté dans sa plénitude et
son excellence.
Do đó có một kinh để in đặc trưng của Viễn Đông là nghi lễ được chuyển
hướng sang cõi người ta, nhằmviệc cải thiện và làm đẹp những mối giao
liên giữa người với người “c est le code des étiquettes le plus complet qui
soit!”
Vì lễ nghi được chuyển vào mục tiêu làm đẹp những mối nhân luân, nên
bên Viễn Đông nhân luân lên tới số 5, đang khi bên Âu Tây chỉ có nhất
luân là chủ nô được đặt nổi, còn 4 luân khác không được chú ý nhiều, nên
trở thành bấp bênh, vô thường, đến nỗi các triết gia chuyên môn nhìn như
Hegel hay K.Marx mà cũng chỉ thấy có liên hệ chủ nô, trị với bị trị, khai
thác và bị khai thác… có lẽ vì sự tô điểm tình người mà xã hội Viễn Đông
đã bãi bỏ nô lệ sớm hơn Âu Châu vài mươi thế kỷ, và phẩm trật xã hội
không bao giờ sa đọa ra giai cấp (caste et classe) với tính chất ngăn cách
như bên Ấn Độ, vì nơi đây một nhà nhiều khi có đủ cả sĩ, nông, công,
thương; hơn nữa một người cũng lần lượt kiêm cả bốn: lúc sĩ, lúc nông, lúc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.