ĐỊNH HƯỚNG VĂN HỌC - Trang 28

hợp với đời sống thường ngày mà nó chỉ là những lời độc thoại duy tâm.
Nếu lời nói đã không thích hợp với đời sống thì vô ích mặc dù là đúng đi
nữa. Cũng như trường hợp những câu tuyên bố ngược với biến cố hay sự
vật, dầu có cao nhưng không thực hiện được. Chắc chắn là có một hố phân
cách giữa người như thế với người đã đạt trạng thái an tĩnh trong nội tâm,
nên họ có thể phát xuất được bất cứ cái gì mà không cần có tư ý nào cả.
Người kia mới biết có tâm trạng vô vi, nhưng chỉ có thánh nhân không
những biết mà còn ở trong trạng thái đó và tuỳ lúc tuỳ nơi mà ứng đáp. Vì
thế mà người ít nói tới vô vi, vì người đã nhất thể với Đạo rồi, hay nói theo
tiếng đời nay là hợp với quá trình tiến hoá rồi, nên người khác với Trang
Chu còn đang trong đối thoại, hay đúng hơn là còn đang biện luận với
chính mình, chứ chưa ăn nhằm chi với đời sống. Vì thế tuy sách Trang Tử
là những áng văn triết lý tuyệt tác, nhưng chưa thể kể là Kinh được, vì lời
nói tuy có toàn vẹn nhưng Trang Chu chưa “mặc được Đạo vào mình”, mặc
dầu triết thuyết của ông giúp ta hiểu được cơ cấu của trời với đất và dẫn
vào sự biết vạn vật, làm cho hiểu sự sống sự chết, làm sáng tỏ đạo nội
thánh cũng như ngoại vương” (Lược dịch theo The Spirit of Chinese
philosophy by Fung yu Lan, p.136).
Về điểm vô vi của Lão Trang, Quách Tú cũng có sửa lại ít nhiều, thí dụ Lão
Trang cho rằng “ngựa trâu có bốn chân là thiên đạo. Nay đóng ách ngựa, xỏ
mũi trâu là nhân vi”. Gọi là thiên đạo vì nó là tự nhiên hoạt động, không
cần học mà biết làm. Nay đem xỏ dây vào mũi trâu, đóng ách lên cổ ngựa
là nhân đạo, là hữu vi, là làm hỏng thiên đạo. Hướng Tú và Quách Tượng
chỉnh lại rằng: đời sống con người không thể không nhờ đến sự giúp đỡ của
trâu của ngựa. Nhưng để dùng được trâu cày hoặc ngựa cưỡi, tất phải đóng
ách là cái phần trời định cho trâu ngựa. Bởi thế tuy dầu người đóng ách xỏ
mũi mà cũng vẫn là thiên đạo, cũng vẫn là vô vi.
Cả đến việc đặt người hiền cai trị tổ chức xã hội, Lão Trang cho là đặt cớ
cho dân tranh danh nên cần bãi bỏ “bất thượng hiền xử dân bất tranh”.
Nhưng Quách Tú đều cho là hợp tự nhiên, vì nếu không có thì loạn, cho
nên theo thuyết mới của hai họ Quách Tú thì vô vi không có nghĩa là không
làm, nhưng là làm không vì tư ý tư lợi v.v…

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.