quả Lão Trang là Vô vi, Nho giáo là Hữu vi.
Tuy nhiên khi khảo sát gần vào thì bên Vô vi (hiểu là tị thế) cũng lại phân
ra nhiều khuynh hướng, nhiều giai đoạn. Thí dụ Vô vi của Dương Chu là
không giúp đời, vì cho rằng giúp đời là can thiệp vào việc của người khác
thì đó là đầu mối những tệ hại. Nên Vô vi là không can thiệp không giúp
đời.
Nhưng tới Lão Tử thì Vô vi lại bao hàm ý hướng giúp đời, nhưng theo
nghĩa chỉ làm theo thiên nhiên. Như thế về phương diện này Lão gần với
Khổng hơn Dương Chu.
Tiếp đến Trang Tử thì Vô vi không những là tị thế mà còn đẩy đến độ tề
vật, cho mọi vật bằng nhau, không phân biệt thị phi, bỉ thử, nhĩ ngã, tử sinh
v.v…
Đó mới là cái nhìn bao quát: cùng một chữ Vô vi ta đã thấy hiện hình lên
bằng ấy sắc màu, vậy đem chữ Vô vi mà định tính Lão học thì bao giờ cũng
nên xác định nội dung.
Một trong những nguyên uỷ gây nên sự lộn xộn kia là tại chữ Vô vi của
một mình Lão Tử đã chứa đừng ít gì tới ba nội dung khác nhau.
Vô vi là không can thiệp. Đợt lý tưởng sẽ là vô chánh phủ để theo tự nhiên
hoàn toàn. Đó là Vô vi thuộc chính trị.
Do đó Vô vi còn nghĩa là trở lại với “phác tố” của thời sơ khai: không học
hành, không chế biến dụng cụ tinh xảo, hầu như nối tiếp kiểu sống thái cổ:
tự sinh rồi tự diệt như cỏ cây. Đây là ý nghĩa trứ hình (physique) chống lại
với cái ngày nay ta gọi là văn minh. Theo nghĩa trên Vô vi chống văn minh.
Ý thứ ba thuộc tâm linh, Vô vi là không đem tư ý tư dục vào công việc,
nhưng bao giờ cũng cố gắng theo đạo, theo tự nhiên mà làm. Chỉ có nghĩa
thứ ba này mới có giá trị và do đó nó biện minh cho hai ý trên kia đã lỗi
thời nhưng vẫn được chủ trương. Chủ trương chính là thiếu phân tích, vì
trong đó cũng có một phần sự thật cần chúng ta chắt lọc ra.
Về ý nghĩa thứ nhất đừng can thiệp vào đời sống dân, cứ để mỗi người tự
do tổ chức đời sống thì hết mọi tệ hại…
Nói chung thì điều này đã lỗi thời vì Lão Tử quan niệm nước theo tỷ xích
bộ lạc, hoặc bé hơn bộ lạc, đúng hơn là một thị tộc nghĩa là nước trong ý