ĐỊNH HƯỚNG VĂN HỌC - Trang 31

Lão Tử còn nhỏ hơn một ấp ngày nay, vì nó chỉ trong vùng chu vi tiếng chó
sủa, tiếng gà gáy. “Nước gần cùng trông nhau. Tiếng gà chó cũng nghe
chung. Dân đến giá, chết không qua lại nhau”. Đó là phạm vi một nước
kiểu vô danh chất phác, ở thời “khiến dân dùng lại cách thắt nút dây thay
chữ” ĐK LXXX.
Đó là một lý tưởng cho con người, vừa tầm thước mỗi người có thể nhìn
bao trùm được hết nước, nên bao giờ cũng được lòng người nuối tiếc. Và
bởi lý do tâm lý ấy, nên Cộng sản hứa sẽ có giai đoạn nhân dân hoàn toàn
tự trị không cần chính phủ. Giai đoạn đó sẽ đến sau thời “chuyên chế của
chính quyền vô sản”.
Tuy nhiên đó chỉ là một nước lý tưởng của thời hoàng kim, có muốn cũng
chẳng níu lại được, vì con người sẽ tiến từ gia đình qua thị tộc bộ lạc, quốc
gia, hiện đang đi vào quốc tế. Nho giáo đã cứu vớt lý tưởng vô vi này bằng
cách chấp nhận câu nói “thậm ái tất thậm phí” thương nhiều thì tất tổn
nhiều nên không bô bô với chữ ái kiểu Mặc Địch, nhưng đề cao chữ kính.
Chữ kính là một lối can thiệp rất ít. Đó là đợt cá nhân. Đến đợt công thể thì
liệu cho các xã thôn bên các nước Viễn Đông sống tương đối rất độc lập.
“Lệnh vua thua phép làng” là do tinh thần kính trọng đó. Và cũng vì thế mà
Viễn Đông đã thiết lập được guồng máy chính quyền rất nhẹ, hầu như đạt
hết mức độ có thể của cái chế độ vô chính phủ mà người Cộng sản đặt ở
đoạn chót trong tiến trình chính trị.
Tuy xã thôn Viễn Đông đã có hình thái mở lên quốc gia, quốc tế, mà chưa
chắc đã đứng nổi trong giai đoạn mới, huống nữa nước lý tưởng của Lão
Trang. Thế giới càng ngày càng đi đến chỉ huy, nghĩa là can thiệp. Thời để
mặc (laisser faire) đã qua rồi, bắt đầu bước vào giai đoạn điều lý không
những trong một nước mà rồi đây cả đến từng khồi trong đó mỗi nước bó
buộc phải chuyên môn về một hai công nghệ hợp với khả năng của từng
xứ, có vậy mới tiến bộ. Cho nên lý tưởng không còn là bất can thiệp, nhưng
là can thiệp cách nhân đạo, can thiệp để điều lý theo ngữ nghĩa của Hoài
Nam Tử: bắt ép dân theo mình là Hữu vi, thuận tính của dân là Vô vi (đại
cương tr.619). Và theo nghĩa này thì Nho giáo là Vô vi với nguyên tắc “hiệt
củ”, yêu cái dân yêu, ghét cái dân ghét.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.