Một điểm then chốt nữa là vấn đề tình cảm. Theo Trang Chu thì sự để cho
cảm xúc nổi dậy trong mình là tại chưa thấu hiểu được sự vật. Bậc thánh
nhân đã hiểu thấu sự vật thì không để cho tình cảm hỉ, nộ, ái, lạc xâm nhập
vào mình. Thánh nhân phải gột hết tình để có thể trở nên như gỗ khô, như
gio nguội (tình như cảo mộc, tâm như tử hôi). Muốn tới chân tri cần phải
hết yêu ghét, ưa với không ưa, quên hết cả tử sinh cả đắc thất. Vương Bật
bảo đó là điều không thể thi hành. Ông cho rằng lý trí có thể tìmhiểu thấu
triệt những ẩn mật, nhưng không đủ sức giũ bỏ được những tình cảm tự
nhiên của con người. Cái chỗ thánh nhân hơn người thường là thông biết
như thần, nhưng lại giống thường nhân ở chỗ có ngũ tình. Hậu quả của thần
trí là thánh nhân có thể đạt thái hòa với cuộc biến hóa, đồng nhất với Vô.
Còn sự có ngũ tình thì thánh nhân cũng như thường nhân không thể làm
việc mà không có tình cảm, chỉ khác là không bị sai sử do tình cảm. Phùng
Hữu Lan bàn thêm rằng đối với nho sĩ tiên Tần thì chỉ có hai đàng: một là
có tình cảm và bị sai sử do tình cảm, hai là không thể bị tình cảm sai sử thì
diệt tình, vô tình, Vương Bật đưa ra lối thứ ba với nhận xét, là có thể hữu
tình mà vẫn không bị tình sai sử…
Đó là đại để ý kiến bốn nhà dẫn giải Lão Trang và như thế việc đặt Lão
trang ở hàng tử không phải là việc riêng của Nho gia, nhưng là việc chung
của giới văn sĩ Trung Hoa không phân biệt Nho Lão. Vậy phải có lý do nào
đó. Chưa ai nói ra nên chúng ta thử đi tìm.
2. Những phân biệt cần thiết
Thường các học giả quen đem Vô vi của Lão Trang đối chọi lại với Hữu vi
của Nho giáo. Đó là văn học: đúng sai lẫn lộn. Triết học phải luôn luôn
phân tích “toujours distinguer”, bởi Vô vi là một chủ thuyết đã gây ảnh
hưởng sâu rộng trong tâm hồn người Viễn Đông. Tuy nhiên đó là một thuật
ngữ hàm hồ với một nội dung rất mung lung bác tạp; từ những lời rất quý
giá với những chủ trương đã lỗi thời chẳng một ai theo kể cả những người
sính nói Vô vi. Do đó có rất nhiều mâu thuẫn cần phải một phen phân tích
cách nghiêm nghị hầu duy trì được cái hay gạt bỏ những yếu tố lỗi thời có
thể làm lu mờ lây cả nền Đạo thuật Đông phương.
Điều phân biệt trước tiên nếu gọi Vô vi là tị thế, còn Hữu vi là xử thế thì