ĐỊNH HƯỚNG VĂN HỌC - Trang 32

Vô vi theo nghĩa trứ hình lại càng không hợp thời nữa: con đường khoa học
đã mở ra thênh thang, và tuy có gây nên nhiều bất công nhưng lại đem đến
khả năng giải thoát con người khỏi những lao tác quá nhọc mệt, đồng thời
đưa đến một đời sống đầy đủ tiện nghi. Cho nên không thể giật lùi, trở lại
đời cổ sơ, vả cũng chẳng ai chịu giật lùi, mà tại sao lại phải giật lùi?
Cho nên từ khước văn minh cơ khí lấy lẽ rằng “hữu cơ khí tất hữu cơ tâm”
là một câu nói chẳng có ai theo. Các nước Tây phương hơn ta vì đã thành
công trong cơ khí và ta có thể dùng lời Tuân Tử mà xưng tụng họ là “đại
thần”, và hiện nay không có một quốc gia nào không ráo riết tiến đến độ cơ
giới hóa. Đó không là cái đáng ngại. Bình luận câu “hữu cơ khí tất hữu cơ
tâm”, nhà khoa học trứ danh Heisenberg có nhận xét về câu đó như sau: từ
mấy thế kỷ cơ khí mà khối băng tâm chưa có mất, và vẫn còn xuất hiện lúc
yếu lúc mạnh, và luôn luôn tỏ ra sai mắn dồi dào… Vậy không nên đổ lỗi
cho kỹ thuật về việc người ngày nay mất hướng sống… (La nature dans la
physique contemporaine p.26). Sở dĩ ngày nay con người có cơ tâm thì
không hẳn do cơ khí, mà do thiếu một triết lý nhân sinh đủ mạnh để đứng
tác cho tâm đủ mạnh. Chính sự thiếu đạo làm người mới là duyên cớ chính,
cho nên ngay khi chưa có cơ khí, con người đã có cơ tâm rồi, đó là hậu quả
của triết lý vật bản hơn là do cơ khí vậy.
Vì thế Vô vi theo nghĩa thứ hai phải thải bỏ để theo lập trường Hữu vi của
Tuân Tử chủ trương con người cần phải chế ngự thiên nhiên mà dùng “Nhờ
chế ngự được trời đất, nên người xứ này mới có sản vật của những xứ khác
để dùng, người ở biển có cây trên núi, người trên núi có cá dưới biển, mạnh
như hổ, nhanh như ngựa mà người cũng chế ngự mà dùng được mà cung
cấp cho bậc hiền lương nuôi sống trăm dân được an lạc, như vậy gọi là “đại
thần” nghĩa là có tài biến hóa như một vị thần rất thiêng. Muốn chế ngự
thiên nhiên, con người phải biết hợp quần, vì sức một người rất yếu, không
đủ chống với vạn vật, nhưng góp sức của nhiều lại thì rất mạnh. Mà muốn
hợp quần thì phải có lễ nghĩa. Không có lễ nghĩa thì sinh loạn, loạn thì yếu
(Đại cương hạ 231).
Theo những lời kể trên thì Hữu vi của Tuân Tử nhằm đi tới Vô vi. Và Vô vi
tuy là lý tưởng nhưng phải đặt ở điểm tới như hậu quả, còn đoạn đầu phải

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.