ĐỊNH HƯỚNG VĂN HỌC - Trang 33

có Hữu vi. Người muốn viết cách tự nhiên nhưng không chú trọng đến bút
mực, thì phải khởi đầu bằng tập từng nét phẩy, nét sổ… Xét thế thì cái phần
hay nhất trong vô vi theo nghĩa thứ hai cũng đã lại có trong Nho giáo, nó
hợp với thời đại khoa học và cơ khí tiến bộ ngày nay hơn.
Như vậy chỉ còn có nghĩa thứ ba thuộc tâm linh là có giá trị. Theo đó thì
“Thánh nhân vô thường tâm, dĩ bách tính vi tâm” là không có theo tư ý tư
dục, luôn luôn theo Đạo, theo Đức, theo thiên nhiên, theo Đạo mà làm, theo
Đức mà đi, còn xong xóc mà đưa nhân với nghĩa ra làm gì?
Và đó là ý nghĩa Vô vi cao nhất, và là chỗ chúng ta nhận Lão như thầy để
trị tâm, vì nơi đó ngài có những lời bất hủ làm cho ta đọc đến phải say mê.
Tôi không bao giờ quên những phút lâng lâng xưa,khi mới đọc mấy chương
đầu của Đạo Đức kinh cũng như rất nhiều hình ảnh đẹp đẽ vô song trong
Trang Tử.
Tóm lại Vô vi có ba nghĩa mà nghĩa cao nhất, tinh tế nhất là “hư tâm, thủ
tĩnh đốc” để theo tiết điệu thiên nhiên. Nghĩa đó là chính và chắc nó sẽ còn
đời đời giá trị ơn ích. Còn hai nghĩa chính trị và trứ hình thì không thể theo
y nguyên. Đạo Đức bàng bạc có thể trở thành trừu tượng; còn đạo đức thâu
hóa vào con người thì gọi là nhân nghĩa, tuy danh có khác mà nghĩa thì
đồng. Chí như chuyện nhân nghĩa thấp xuống là tại người thấp. Có thấp
mới cần đạo đức chiếu dọi vào người để nâng người lên. Đến như nghĩa trứ
hình thì con đường tự nhiên chính là tiến từ một mạc thô sơ đến tinh vi, từ
ăn lông ở lỗ qua thời đại đá mài rồi đá đẽo lên tới thời đúc đồng, đúc sắt
cho đến ô tô máy bay hỏa tiễn, nếu gọi đó là hữu vi thì ta nên theo hữu vi.
Cứ các điều vừa phân biệt thì xếp Lão Trang vào vô vi là đúng, còn xếp
hữu vi cho Khổng Tử thì đúng ít sai nhiều. Vì Ông uyển chuyển tuỳ thời:
“Tổn, ích, doanh, hư dữ thời gian hành”: bớt, thêm, đầy, rỗng, cùng với thời
mà lưu hành. Và “quân tử chi ư thiên hạ dã, vô thích dã, vô mạc dã, nghĩa
chi dữ tỉ, chữ hán” (L.N IV.10)

君子之於天下也无適也無莫也义与比。

Quân tử với việc đời không gì là không có ý làm, không gì là không có ý
bỏ, hễ hợp nghĩa thì làm. Hữu vi, Vô vi tuỳ lúc, nghĩa là Ông đã ra khỏi
bình diện đối kháng hữu với vô rồi, cho nên đem tất cả những gì quá khích
thuộc pháp trị (can thiệp quá mức, bạo hành, chuyên chế, câu nệ hình

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.