ĐỊNH HƯỚNG VĂN HỌC - Trang 47

là có mà như không. Còn đại đồng đối với phàm nhân là không thì các ngài
lại thấy có. Vì thế mà nói “ai hay không có, có không là gì?” Ai? Thưa là
hiền triết, là những bậc không đặt ra chủ thuyết, không đặt ra ý hệ để bắt
con người làm nô lệ chúng nhưng đường các ngài đi là đạo thuật. Chữ thuật
nói lên sự uyển chuyển linh động để tìm ra trong mỗi sự mỗi việc một cái
mức pha độ lý tưởng giữa hữu với vô, nghĩa là những động với tĩnh, tình
với lý, xuất với nhập, chậm với mau, không thể hình dung trước ra một cái
khung, một lượng độ để quyết định tiên thiên thế này hay thế nọ. Hỏi hữu
hay vô sẽ thưa trong hữu có căn vô, trong vô có căn hữu (âm chi trung hữu
căn dương…) Nếu bám chặt hữu hay vô là còn quá quan trọng hóa đối
tượng. Cần đưa sức mạnh đó sang tác động của chính mình để làm cho tinh
ròng mẫn tiệp rồi tuỳ vật tuỳ hoàn cảnh mà ứng ra với muôn dạng thức như
chính sự vật bác tạp muôn trùng gây nên những biến cố không bao giờ
giống hệt nhau để có thể rốt vào phạm trù nhị nguyên không với có cho nên
trọng tâm đặt vào động tác, đặt vào nội tâm để duy trì mối thái hòa với sự
sự vật vật luôn luôn biến dạng. Được như thế sẽ xứng danh là “ai hay
không có có không là gì”. Nói theo triết, đó là người vượt ra khỏi bình diện
chấp có hoặc chấp không để vươn đến giải pháp đệ tam thâu tóm được cái
hay của cả không lẫn có, cả văn minh cơ khí lẫn phác tố tinh thần, cả động
lẫn tĩnh, cả lý lẫn tình, tuỳ lúc mà pha độ: “vô khả vô bất khả” không nói
trước được chẳng cần quan trọng hóa có, nên có mà như không. Chẳng cần
câu chấp vô, nên vô mà lại hữu: diệu hữu.
Tóm lại thì nếu “có thì có tự mảy may” là quá đáng. Cái có đó sẽ đóng
gông cùm chủ thể biến thành nô thể. Còn “không thì cả thế gian này cũng
không” cũng lại quá đáng, làm sao mà sống. Bảo không mà vẫn phải có: có
ăn, có ở, có mặc…
Vì thế khuyên rằng “kìa xem bóng nguyệt dòng sông”. Bóng nguyệt có đấy
mà như ẩn như hiện, lấp lánh bên dưới nước hay bên trên? Trên hay dưới
rất linh động và di chuyển như dòng nước có mà trôi đi man mác, chứ
không phải cái có cố định ù lì đóng khung để phải cố chấp như lúc nào
cũng không. Bài học là thế, rút lấy mà hiện thực vào mình thái độ “hữu
nhược vô, thực nhược hư”. Ai sẽ làm được như thế?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.