“Ai hay không có, có không là gì?”
Ai?
Thưa là con người lý tưởng mà mỗi chúng ta đều phải cố gắng học tập tụ
luyện để trở nên. Và nếu ta gọi hữu là tu chợ, vô là tu rừng, thì ta phải tu cả
chợ lẫn rừng.
Tu chợ là cần thiết để cho ta có óc phân tích tỉ mỉ, biện biệt để tăng gia ý
thức. Đó là diễn tiến của tâm trạng: đi ngược lại là phần thiên nhiên. Viễn
Đông từ cuối đời Tống đã hứng hờ “tu chợ” nên từ thế kỷ 17 mới thua kém
Tây Âu. Vậy nay ta nên tránh lỗi lầm của Tống, Minh, Thanh để đi vào tu
chợ.
Tuy nhiên đừng quá độ kẻo ra hữu vi ròng. Chỉ cần vừa vặn đủ đừng để cho
con tuộc Hữu vi tỏa ra chụp lấy mình để rút tỉa hết sinh lực, vì thế lại phải
“tu rừng” để thoát ly khỏi đợt Hữu nhầy nhụa, thoát ly khỏi tiếng ồn ào của
cái chợ năm châu đầy ngột ngạt vì danh vì lợi hữu vi, hầu cho tâm hồn
được thanh bai cao khiết. Tuy nhiên cũng không ở mãi trên rừng được, nhất
là rừng đời mới bị cơ khí khai thác, rút nhỏ mất diện tích, và tâm hồn thanh
cao cũng cần một xác thân đi kèm, mà đã nói đến thân xác là phải ăn ở,
giao liên tha nhân. Vì thế chúng ta cần tìm ra một lối tu khác giàn hòa cả
chợ lẫn rừng: cả văn minh cơ khí phân tích, mà cũng vun tưới đươc khối
tâm tình thanh thản. Và lúc đó chúng ta gọi an vi là “tu nhà” và theo tiền
nhân ta nói “thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu rừng”. Tu chợ là
hoàn toàn hữu vi có cái nguy cơ bị sự vật sai sử. Tuy nhiên vì thời đại văn
minh cơ khí rộn ràng bắt phải thế. Thế thì phải thế.
Thứ ba tu rừng là tu vô vi; lý tưởng thiệt là cao, nhưng so với tiêu chuẩn
“học hành” chưa cân xứng. Vả đối với tâm lý như còn sợ đối tượng, còn
phải né tránh, trốn ẩn trên núi non rừng vắng, chưa được vững tâm như tu
tại gia với mọi trách nhiệm xã hội: chủ thể đã giũ sạch khỏi mặc cảm sợ sệt
đối tượng nên an nhiên có chốn có nơi, có địa chỉ. Hữu cũng tiếp mà vô
cũng không từ, lúc cần ra chợ thì ra chợ để thâu tóm mọi tiến bộ văn minh,
khi cần an tĩnh đôn hậu tình người thì vẫn có thể rút về nơi “an thổ”. Cho
nên kể là nhất vi gồm được cả đôi bên là nội thánh tu thân tâm đến độ vô vi
là chí công vô tư, bên kia là ngoại vương: tức tề gia là bước đầu trong quá