Kim Định
Định Hướng Văn Học
Chương 4
IV. Nho giáo với thế giới ngày mai
Hiérachie: “celui qui fixe les valeurs, celui qui dirige la volonté des
millénairs parce qu il dirige les natures supérieures, celui-là est l homme
supérieur” Nietzsche V.P. II. 376
1. Lập thiên hạ chi đại bổn.
“Phẩm trật người nào thiết lập được các giá trị, hướng dẫn con người trong
nhiều ngàn năm, nhờ sự hướng dẫn được những bậc anh kiệt, người ấy là
một vĩ nhân”.
Đó là ba tiêu chuẩn của Nietzsche dùng để định tính vĩ nhân. Ta có thể áp
dụng vào triết: nền triết lý nào hội đủ ba yếu tố trên, nghĩa là vừa thiết lập
nổi những giá trị trường cửu và hướng dẫn được đời sống con người lâu đời
lại có những tay thông minh xuất chúng thuận theo thì đó là một nền triết lý
vĩ đại.
Trong ba yếu tố trên thì yếu tố thứ nhất là nền móng là đầu, có xuôi thì đuôi
là hai điểm sau mới lọt, nhưng cũng là điểm khó khăn nhất bởi chưng vạn
vật luôn biến thiên, đời sống như bàn cờ ván ván đổi khác, làm sao có thể
thiết định nổi những giá trị, những tiêu điểm trường tồn, nên đó là chỗ vấp
ngã của biết bao triết thuyết đã phơi thây trong lịch sử triết: mà lý do gục
ngã là nếu không vì chủ trương biến động thì cũng tại vì chủ trương an tĩnh.
Nhưng nếu việc đời chỉ có động hay tĩnh mà giải quyết xong thì triết gia đã
không còn là một chuyện hy hữu nữa, bởi vì triết gia chân thực phải thiết
lập những giá trị trường tồn trong cái dòng đời luôn luôn trôi chảy, phải
làm sao có tiêu điểm vững chắc mới là khoa học triết học, nhưng lại không
được cứng đơ đơ để bóp chết sự sống vì sống là biến động, luôn luôn sống
là luôn luôn biến động. Bởi khó khăn như thế nên Nho giáo kêu đó là gốc
lớn là “lập thiên hạ chi đại bổn, “
立天下之大本T.D.32, nó bao hàm việc
tìm ra một trung tâm quy chiếu uyển chuyển linh động vừa trường cửu vừa
thích ứng được với các biến cố theo dòng thời gian xuất hiện và chỉ xuất