hiện một lần, nên luôn luôn thay mới. Có tiêu chuẩn nào mặc được hai yếu
tố đó chăng? Nho giáo cho là có và triết lý chân thực phải tìm cho ra, vì
mọi giá trị lẻ tẻ chỉ có lý do tồn tại, chỉ có ý nghĩa vì quy chiếu vào tiêu
chuẩn nền móng, nên tiêu chuẩn đó phải sâu thẳm để có thể bao trùm được
mọi giá trị riêng lẻ. Nếu không mà lại đặt trung tâm ở vòng ngoài nghĩa là
trên một giá trị riêng biệt nào đó thì chỉ tạm đứng được ít lâu rồi sẽ sụp đổ,
còn nếu đem ra thi hành sẽ bị đòi xét lại lung tung, để rồi gục chết. Nho
giáo thiết lập trung tâm quy chiếu đó trong chữ Trung như nền tảng tối
thượng và chữ Hòa là đích điểm, như cái gì có thể dùng để kiểm chứng
mức độ đi tới của Trung: “Trung dã giả thiên hạ chi đại bổn dã. Hòa dã giả
thiên hạ chi đạt đạo dã, “
中也者天下之大本也和也者天下之道也T.D.
Trung là cái gốc lớn của thiên hạ, Hòa là dấu chứng tỏ đã đạt đạo. Câu trên
là nguyên lý nền móng chống đỡ cả tòa nhà Nho giáo, nên cần được nghiên
cứu sâu thêm.
Theo sách Trung Dung (X) thì Trung là đứng độc lập không cậy dựa hay lệ
thuộc vào cái chi: “Trung lập nhi bất ỷ,
中立而不倚” không dựa vào đối
tượng, ý niệm hay bất cứ cái gì bên ngoài con người. Nhưng Trung chính là
đi thẳng vào nguồn suối của dòng sinh sinh nơi mình có tính cách sung mãn
tràn đầy. Đó là Trung chân thực đi với Hòa, nghĩa là bao gồm hết mọi hiện
tượng kể cả phẩm trật hình tướng của chúng. Vì thế tất cả chúng đều ở
trong thế tương đối: đối với đạo thể viên dung; nhưng đồng thời lại có hòa
hợp, có phẩm trật, có tốt xấu, có đây có đó, có dưới có trên và chính ở điểm
sau này mà Nho giáo khác với vô vi của Trang Tử trong chủ trương “tề vật
luận” nghĩa là: tốt xấu, trên dưới, sống chết như nhau. Trong triết lý Thái
Hòa thì có khác nhau, nhưng chỉ khác cách tương đối, nghĩa là không có tốt
xấu đó đây bỉ thử tuyệt đối, hay bất cứ cái gì cũng không có tuyệt đối như
hữu vi chủ trương. Với hữu vi có tốt xấu tuyệt đối, vô vi tốt với xấu như
nhau: tề vật luận “par de là du bien et du mal”, triết lý an vi là triết lý nhập
cuộc không thể bỏ phân biệt trên dưới tốt xấu, vì làm thế sẽ không còn gì
để ý cứ trong đời sống thường nhật, cho nên phải chấp nhận tất cả trong thế
tương đối và phẩm trật. Đây là một phân biệt rất quan trọng cho thế giới
hiện đại đang bị đong đưa giữa hai thái cực hữu và vô: giữa hữu thần và vô