ĐỊNH HƯỚNG VĂN HỌC - Trang 53

Đấy là một lập trường hay trong phép tu rừng, “độc thiện kỳ thân”. Nhưng
trong phép tu tại gia, nghĩa là sống trong xã hội phải biết lửa khác nước,
nếu không sẽ cháy nhà, đổ vỡ xã hội. Vì thế cần đi thêm bước thứ ba là an
vi ở tại làm tròn những cái mà hữu vi bỏ dở, vì đặt trọng tâm ở ngoài. An vi
phải đưa trọng tâm đó đặt vào Thổ, vào Nhân (an thổ đôn hồ nhân). Đồng
thời làm trọn cái vô vi bỏ dở là cõi hiện tượng bằng “chấp lỳ lưỡng đoan”,
tức là lưu ý đến cả hai giai đoạn: cả tốt lẫn xấu, cả nội lẫn ngoại để thích
nghi với cả hai. Chủ trương an vi là không gì phải bỏ hẳn kiểu vô vi, cũng
không gì được tuyệt đối hóa kiểu hữu vi nhưng cần phải làm trọn vẹn tất cả
“tri chí chí chi,”

知至至之phải biết chỗ cùng cực và đi tới nơi” (Quẻ Kiền).

Đó là Trung và Hòa, chập cả hai chữ lại thì kêu là Thành.
Thành bao hàm cả Trung cả Hòa, nên chí thành cũng là chí trung chí hòa.
Hay nói rộng có chí trung thì mới đạt chí hòa. Có chí hòa mới chí thành.
Chí thành làm trọn vẹn sự hòa hợp, sự quân bình giữa mọi khuynh hướng
thâm sâu nơi người, trở nên con người đúng mức người. Có lẽ tiền nhân đã
gửi ý đó vào chữ thành kép bởi ngôn, lực qua mà ta có thể gọi là ý, tình, chí
hay là lời (ngôn) mạnh mẽ (lực) đâm thấu (qua) tới tận cõi trung cực, hay
Hoàng cực của đạo sung mãn, bao trùm lấy mọi ngôn từ tình cảm, hành vi
của bậc chí thành trong cái hòa điệu của toàn thể ung dung, thư thái, an
nhiên, tự tại. Chính vì thế nên sách Trung Dung nói: “thành giả bất miễn
nhi trúng, bất tư nhi đắc, thung dung trúng đạo” T.D.20. Bậc chí thành
không cần cố gắng mà trúng, không tư duy mà được, ung dung thư thái mà
vẫn trúng đạo”.
Đấy quả là bậc thánh nhân. Nhưng nên phân biệt với chữ Thánh của tôn
giáo. Ông thánh tôn giáo không thành phải chỉ hòa, nhưng có thể đạt một số
“nhân đức” đến độ nào đó, mà nhân đức hiểu theo kiểu chống lại các nết
xấu: làm thiện chống làm ác, theo nghĩa tuyệt đối có tính cách đàn áp
những khuynh hướng ngược lại. Đây là một hiểu cục bộ có thể là hữu vi
hay vô vi. Thánh trong Nho giáo phải hiểu là chí thành, nghĩa là chấp nhận
toàn bộ không chống đối nghĩa là tất cả mọi khả năng đều được vun tưới,
cho phép nảy nở cách phẩm trật để đạt độ làm con người đúng mức người l
homme normal. Nói khác thành chính là lối áp dụng hai chữ trung và hòa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.