người. Đó là giai đoạn hữu, giai đoạn vọng phát tâm thức (inflation de
conscient) đè bẹp phần tiềm thức làm nghẹt thở tâm linh con người. Một
lúc nào đó con người nhận ra liền sợ hãi sự vật, tìm cách trốn tránh sự vật
và thường là tị thế lên rừng thanh u để trốn sự vật bao vây. Tuy thế cũng
chưa phải là thoát khỏi đối tượng vì trên núi còn có hùm, beo, rắn, rết, cóc,
muỗi, vậy thì cố gượng bảo rằng không “không thì cả thế gian này cũng
không”, không núi, không chén trà, không chi chi hết: những cái trưng bày
kia toàn là bóng là hình, là ảo hóa tạo tác. Đó là chính sách đà điểu vùi đầu
xuống cát để khỏi thấy sự thực phũ phàng. Nhưng vùi được đầu mà không
giấu được đít nên bị sự thực đến bắt đem đi nghĩa là sẽ bị chi phối bởi
những phiền hà do “vọng phát của vô thức” dưới các hình thức của đạo
tiên, phù pháp, ma thuật. Chung quy không bảo toàn nổi độc lập tính của
con người, con người cũng vẫn chưa là chủ thể mà còn là nô thể, tuy kiểu
khác với giai đoạn hữu vi. Ỏ hữu vi là nô lệ cho sự đối tượng hóa có tính
cách trừu tượng cứng cỏi như sự vật đầy bạo lực thì ở bên phía vô vi phần
vô thức lại rơi vào sự nhân hình hóa những mảnh tâm vô thức để chúng đàn
áp con người, nên con người cũng vẫn là nô lệ, chưa là chủ thể theo nghĩa
đầy đủ. Muốn được thế cần phải đi lên một nấc nữa bằng mở thêm con mắt
thứ ba cũng gọi là huệ nhỡn (oeil de sagesse) để nhìn ra chiều kích mới
trong vạn vật bao gồm cả hiện tượng lẫn ẩn tượng (noumen). Và lúc đó sẽ
nói “núi này là núi này” lần này sự quan trọng đặt lên cả bản thể núi, cũng
như trên các dấu cá biệt hóa làm nên này, nọ kia, khác, khiến cho bản thể
núi cũng như hiện tượng này quân bình và sẽ gây nên quân bình trong tâm
thức con người. Một khi đã quân bình (đã trung dung) thì khỏi cần cậy dựa
bên nào hết, không bên vật đích hóa cũng như không bên nhân hình hóa,
nhưng trở nên chủ thể, nghĩa là một thực thể tự làm chủ lấy mình. Vì đó mà
nói: quân tử bất thiên bất ỷ, nhưng ung dung trung đạo. Đó là một cảnh giới
rất cao: thường nhân chỉ thấy toàn dấu cá biệt mà không thấy bản thể sự vật
(le fond de l être chỉ thị bằng thập tự nhai) nghĩa là chỉ thấy có những nét
tiểu dị rồi dừng lại ở đấy gọi là này, nọ, kia khác, rồi chấp vào tiểu dị.
Thánh nhân cũng thấy cả tiểu dị nhưng lại thấy thêm cả tuỳ cốt, cái lý đồng
nhiên của vạn vật gọi là đại đồng. Cái đó mới cao hơn tiểu dị nên coi tiểu dị