ít ra những người theo chủ trương diệt dục diệt tình. Trái lại Tống Nho chủ
trương dùng tình, phải đến với sự vật bằng cảm tình lẫn lý trí (with
sympathetic intellegentia and a feeling of unity), không những phải định,
tĩnh, an, lự, nhờ lý trí, mà về phía tâm tình còn phải “chính kỳ tâm thành kỳ
ý” bằng toàn cả thân tâm mới mong “cách vật”. Bởi vì “các hữu thái cực”
nên biết một vật thấu triệt là biết được hết mọi vật, mà vật có may mắn
được chúng ta thấu triệt hơn hết lại chính là con người. Sự vật vô tri vô giác
ta còn có thể dùng lý trí để biết được phân nào chăng, chứ như con người là
giống đa tình, đa cảm, ngoài lý trí còn tiềm năng, nếu dùng có lý trí thì chỉ
thấy có lý trí, mà lý trí là phần nhỏ nhất trong con người. Vậy muốn biết
con người thì ngoài lý phải có tình, nên cần giữ tâm tình cho an tĩnh, không
để lệ thuộc vào vật đích nào bên ngoài mới hy vọng dùng nó để biết được
con người, mà hễ biết được người thấu triệt thì các vật khác cũng do đó mà
sáng ra.
Cũng nên nhận xét là tổng hợp Chu Hy đưa ra rất có hạng. Bình luận về
tổng hợp này, Zenker cho là có tính cách khoa học ngang với triết của
Spencer mà đồng thời siêu hình như triết của Spinoza. Tuy nhiên cũng phải
công nhận là tổng hợp này có chịu ảnh hưởng của Phật Lão nhưng về phía
tiêu cực như có phần xuất thế và diệt dục, nên không được dấn thân và
hăng say bằng Nho giáo nguyên thuỷ. Nếu sửa lại được chỗ đó và trình bày
lại gọn gẽ chúng ta sẽ thấy nó cân đối và còn hợp thời hơn nhiều triết
thuyết nhị nguyên. Dầu sao thì đó chính là tổng hợp đã hướng dẫn nền văn
hóa Viễn Đông suốt 8 thế kỷ sau này, trong đó có Việt Nam chúng ta.
Tiền nhân ta từ khi di cư khỏi bờ Dương tử cho tới ngày nay vẫn theo Nho
giáo, tự ý theo chứ không có ai bắt buộc cả. Nhà Minh có bắt học là học
theo tổng hợp của Chu Hy còn Nho giáo vẫn có từ trước, không thể nói là
bắt học Nho giáo của đế quốc được. Hoàn toàn tự nguyện, vì Nho giáo chỉ
dạy cho con người tự cường tự lực cho tới độ cùng cực. Vì thế Nho giáo là
nền văn hóa siêu quốc gia chủ trương liên bang chứ không đếquốc nên vẫn
hợp với thời liên châu này.
Nhà Minh khi đuổi quân Mông Cổ ra rồi đã theo óc quốc gia hẹp hòi phản
động lại việc mở cửa quá đáng của người Mông Cổ, thi hành chính sách bế