Nhà sư Đỗ Thuận tiến thêm bước nữa với thuyết “đốn ngộ” thay cho tiệm
tiến. Tiệm tiến là phải tu nhiều đời, còn đốn ngộ là có thể giải thoát ngay
trong kiếp hiện đại. Đốn ngộ còn có một ý nữa là có thể ngộ đạo thình lình
kiểu Nho giáo “ngã dục nhân nhi nhân chí hĩ”. Thiền tông mỗi khi nói đến
đốn ngộ thì thường hiểu theo nghĩa sau này mà thôi.
Bước ba trong tiến trình chuyển hóa Phật giáo xảy ra với Thiên Thai tông.
Ở Hoa Nghiêm Tông mới nhấn mạnh về người, đến Thiên Thai tông thì mở
rộng đến vũ trụ vạn vật bằng nhấn mạnh trên những ý tưởng như “lý sự vô
ngại”, “sự sự vô ngại”. Lý chỉ phần bản thể vô biên nhưng vẫn tương thấu
tương nhập với vạn sự vạn vật không chút trở ngại. Thế là vượt qua thuyết
“vạn pháp giai vô” để nhận “sự hữu” của vạn pháp của vạn sự cùng với lý.
Hơn thế nữa còn đi đến độ “sự sự vô ngại” nghĩa là vạn vật không những
có mà còn liên hệ với nhau tương nhiếp nhau không chút chi ngãng trở. Đó
là hậu quả của tiến trình Phật giáo chuyển hóa theo dòng Nho giáo (chỗ này
tác giả viết buông có thể một hai chi tiêt không sát lắm nhưng đây chỉ có ý
đưa ra cái nhìn toàn cảnh). Vì thể Phật giáo đã được nhân sinh hóa và nhờ
đó đã phát triển mạnh mẽ ở hai đời Đường và Tống, hơn hẳn những đời
trước vì lúc ấy mới có Phật giáo Ấn Độ được dịch sang chứ chưa kịp thâu
hóa, viễn đông hóa.
Học giả quen nói Lão Thích thì phải hiểu vào giai đoạn Phật Ấn Độ này.
Còn ở giai đoạn sau quen gọi tắt là Phật Tàu thì sắc thái Lão Trang chỉ còn
trong chữ “sự sự vô ngại” mà nếu phải nói theo Nho giáo thì sẽ ra “sự sự
hội thông”. Danh từ vô ngại với hội thông tuy có khác nhưng nội dung như
nhau. Đại để đó là ba bước trong đợt đầu thuộc lý thuyết nó vượt quá Duy
thức quá lý trí kiểu Ấn Độ để đi sang “lý sự vô ngại” có tâm mà cũng có
vật để dọn đường cho đợt thâu hóa thứ hai với Thiền Tông.
Thiền Tông cũng là kết quả của một quá trình chuyển hóa lâu dài. Tuy danh
từ là của Ấn Độ “dhyana”, nhung dhyana là một nền huyền niệm tĩnh chỉ
và “thụ động”, tĩnh tọa thường gắn liền với quan niệm Thái Hư (sunyata),
theo đó tâm hồn cần đạt tới diệt ý tưởng: bất phân bỉ thử… Còn Thiền
Tông trọng đường thực hành và động đích. Với tổ Huệ Năng coi nhẹ lối tọa
thiền (tọa gắn liền với 9 năm “bích quan” của Bồ đề đạt Ma).