ĐỊNH HƯỚNG VĂN HỌC - Trang 57

Nghiêu Thuấn cho tới Khổng Tử tới đầu thế kỷ 20 này là hơn hai ngàn năm
nữa. Ngũ thiên niên sử là quãng đường nó đã trải nên đúng là nhiều ngàn
đời, và tuy không là tôn giáo mà gây ảnh hưởng sâu rộng như một tôn giáo,
trên một khối người cho tới thế kỷ 17 đông gấp đôi ba các khối khác.
Thứ đến đây là một nền thống nhất rất linh động một sức sống mạnh mẽ
bằng thâu hóa tư tưởng của các môn phái ngoài để làm nên nhiều tổng hợp.
Trong hội nghị quốc tế triết lý tại Honolulu 1949 ông Wing tsit Chan
(Vương Đức Tiệp) có lên sổ được bốn tổng hợp đại khái như sau.
Lần thứ nhất xảy ra vào lối thế kỷ IV-II trước dương lịch tổng hợp với đạo
Đạo gia, âm dương gia, pháp gia… thành tích là Kinh Dịch, mà bản lược
tóm là Trung Dung… trong đó chữ Thành xâu vào một mối tất cả mọi yếu
tô như âm dương, ngũ hành, hồng phạm… trước kia đứng rời rạc.
Lần tổng hợp thứ hai là Hoa Nghiêm Tông do ông Đỗ Thuận lập ra năm
640 tổng hợp tư tưởng của MãMinh và của Long Thọ với Kinh Dịch để đưa
ra triết lý cơ thể (philosophie organique) hòa hợp nguyên lý phổ biến với
thế giới sự vật (lý sự vô ngại), và mọi sự vật ăn chịu với nhau, tình thần hay
thể xác đều bởi một gốc. Vũ trụ là một cảnh tiếp ứng với tinh thần tỏa ra
một sức hiền lành êm dịu bao bọc lấy mỗi sinh mạng ở đời: “sự sự vô
ngại”.
Lần tổng hợp thứ ba đời Tống (thế kỷ XII): đạo Lão và đạo Phật được thâu
hóa vào Nho giáo do nhóm Trình Chu hoàn thành, xoay chung quanh hai ý
niệm nền móng là lý và khí của Chu Hy. Lý chỉ tính lý đại đồng, còn khí
chỉ những sự xuất hiện bên ngoài nhưng ở đợt phân tích cùng cực, tương
đương với năng lượng của khoa học vi vật lý hiện đại.
Lần tổng hợp thứ tư đã khởi đầu từ hơn một thế kỷ và hiện vẫn còn ở tình
trạng ấu trĩ như sẽ bàn ở chương sau. Đó là đại để ý kiến của ông Vương
Đức Tiệp, sở dĩ ý kiến này đang được chú ý vì tác giả đã nhìn ra nét đặc
trưng của Nho giáo. Vì thế chúng ta có thể đem ra bàn rộng hơn.
Về lần tổng hợp thứ nhất thì ý kiến bảo xảy ra quãng 400-200 năm trước ta
có thể không tán đồng, vì thực ra có thể xảy ra lâu hơn trước, tức đời
Khổng Tử như sẽ bàn dịp khác. Ở đây hãy nói tới điểm quan trọng hơn là
nội dung. Theo đó thấy rằng các thuyết âm dương cũng như ngũ hành đều

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.