ĐỊNH HƯỚNG VĂN HỌC - Trang 65

đồ sộ chưa đâu bằng: vừa có kỷ cương đường hướng, vừa để tự do nảy nở
cho các thị hiếu dị biệt phóng khoáng đa phương với nhất thống tương
dung bổ túc, gây nên bầu không khí văn hóa khoẻ mạnh và phóng khoáng,
và sống lâu như ít thấy có trong lịch sử văn hóa của nhân loại. Cuối cùng
sau năm ngàn năm, nền thống nhất này bắt đầu lung lay trước sự tấn công
của các tư trào Âu Mỹ trong thế kỷ 20 để rồi sụp đổ.

4. Giai đoạn hiện đại
Giai đoạn này mở ra với sự chấm dứt sự ngự trị lâu dài của Nho giáo.
Khổng Tử bị hạ bệ và các tư trào Tây phương tràn ngập để dọn đường cho
Cộng sản phát xuất từ Tây Âu nên mang đậm tính chất nhị nguyên độc
chiếm và lẽ tất nhiên, thay vì thống nhất lại đi lối đồng nhất, tức là đòi cho
ý hệ cộng sản độc tôn ngự trị và làm nghẹ thở hết mọi triết thuyết dị biệt.
Trong số này Nho giáo bị nặng hơn cả, không những vì bị tước đoạt quyền
thống nhất văn hóa đã nằm giữ bấy nay, mà còn vì người cộng sản chà đạp,
hơn thế nữa có thể nói chung hầu hết giới trí thức Viễn Đông đều miệt thị.
Một đôi người có lên tiếng bênh vực (tôi nhớ đến vài tên tuổi như Đàm Thị
Đồng, Lương Thấu Minh) thì cũng là những tiếng nói yếu ớt không đủ tự
tin và lý giải phân minh, một số người thấy trong Nho giáo có điều khả thủ,
nhưng cũng phải cố bóp trán cho ra mấy câu phê bình để tỏ ra ta đây có đầu
óc độc lập, nhưng thực tế là đầu óc cừu chạy theo đại đa số: phê bình để
phê bình theo thời trang trong thế kỷ này là đổ trút lên đầu Nho giáo toàn
khối trách nhiệm về sự thua sút của Á Châu. Khổng Tử trở thành con dê
gánh mọi tội lỗi: ai cũng nói chính bởi ông mà các nước Viễn Đông phải
gánh chịu cái nhục mất nứơc, cái khổ chậm tiến. Cho nên người ta không
tiếc lời bêu xấu oán hờn. Tất cả mọi lời tố cáo của cả một khối nhân loại to
nhất đổ trút xuống đầu ông: kể ra đó cũng là một vinh dự vì phải có làm sao
thì “tội mới quy vu trưởng”. Nếu mọi người đều tố khổ Nho giáo thì chính
vì Nho giáo đã đóng vai “nhạc trưởng” trong suốt bao thế kỷ trước đây.
Bây giờ chúng ta hỏi rằng trước tâm trạng phần đông giới trí thức như thế
thì liệu rồi đây Nho giáo có còn chút hy vọng nào nắm lại được quyền
thống nhất nền văn hóa Viễn Đông chăng?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.