Trung Quốc thời nhà Thanh. Thế nhưng, những quan lại Trung Quốc mà ông
gặp lại không biết ông là ai, từ đâu tới, và họ cũng không hiểu những gì ông
nói. Họ hầu như không có khái niệm về “quan hệ ngoại giao” mà ông đề
xuất. Trung Quốc chưa bao giờ thiết lập một mối liên kết như vậy với bất kỳ
quốc gia nào khác - chưa bao giờ, nghĩa là cho phép bất kỳ quốc gia nào
được mở đại sứ quán trên lãnh thổ của mình. Nước này cũng chưa bao giờ
phái một đại sứ nào ra nước ngoài. Chính phủ Trung Quốc khi đó còn không
có cả bộ ngoại giao. Thêm vào đó, phẫn nộ chồng lên phẫn nộ, “những tên
man rợ tóc đỏ” đặt chân lên đất Trung Quốc lại không biết nói tiếng Trung
Quốc! Người “thông ngôn” của Macartney là một mục sư người Trung Quốc
đến từ Naples không biết nói tiếng Anh. Vì thế, để trao đổi, người phiên
dịch đó đã phải dịch lời nói của các quan lại Trung Quốc sang tiếng Latin,
để Macartney, người đã học tiếng Latin nhiều thập niên trước tại Trường
Trinity, có thể hiểu được tương đối.
London đã ủy thác cho Macartney thành lập một phái đoàn ngoại giao
thường trực ở Bắc Kinh, bên cạnh đó là mở ra thêm nhiều cảng biển và thị
trường mới cho hàng hóa của Anh, cũng như đàm phán để thiết lập một cơ
chế thương mại linh hoạt hơn tại tỉnh ven biển Quảng Đông. Macartney
cũng đã thuê một dinh thự để các thương gia Anh có thể hoạt động quanh
năm và để thu thập các thông tin tình báo về “sức mạnh, chính sách và chính
phủ hiện tại” của Trung Quốc. Để gây ấn tượng với nước chủ nhà và để thu
hút sự chú ý với hàng hóa xuất khẩu của Anh, Macartney đã tặng Hoàng đế
Đại Thanh một loạt sản phẩm đặc trưng của Anh bao gồm đại bác, xe ngựa,
kính viễn vọng, đồ gốm sứ, đồ dệt may và một chiếc đồng hồ bỏ túi nạm
kim cương.
Sau chuyến đi kéo dài chín tháng từ Anh, Macartney và đoàn tùy tùng đã
tới Tị Thử Sơn Trang ở Thừa Đức, tỉnh Nhiệt Hà (bây giờ thuộc tỉnh Hà
Bắc), nơi họ được diện kiến vua Càn Long. Tuy nhiên kể từ lần tiếp xúc đầu
tiên với Hoàng đế Trung Hoa cho tới lần cuối cùng, Macartney đã không thể
thiết lập được quan hệ. Theo phong tục hàng nghìn năm của Trung Quốc,
khi diện kiến Thiên tử, những kẻ phàm tục phải lạy chín lạy và phải phủ