giáo. Tận dụng sức mạnh hải quân và sự giàu có mới đạt được, Ottoman đã
mở rộng vùng ảnh hưởng của họ về phía Tây hướng tới Địa Trung Hải và về
phía Tây Bắc hướng tới Vienna. Vượt ra ngoài những bức tường của Vienna
chính là Đế chế La Mã Thần thánh của Charles.
Năm 1526, Suleiman tấn công Hungary trong trận Mohács, chiếm giữ 1/3
lãnh thổ của nước này. Vua Louis II của Hungary đã chết trong khi tháo
chạy. Khi Suleiman hành quân tới biên giới Áo, như Richard Mackenney
khẳng định, Charles đã bắt đầu “bận tâm” về những kẻ xâm lược “bất khả
chiến bại”. Năm 1527, ông triệu tập Quốc hội Castile để “tập hợp những
phương tiện cần thiết nhằm phòng thủ trước người Thổ”, mà mục tiêu cuối
cùng của họ, theo Charles, chính là Đế chế La Mã Thần thánh. “Đó chính là
nơi mà đối thủ chính của họ, vương triều Hapsburg và các vương thân Đức
ủng hộ vương triều Hapsburg có thể bị giáng một đòn quyết định,” sử gia
Brendan Simms viết. “Thêm nữa, chỉ có chiếm đóng được nước Đức thì
Suleiman mới có thể chứng minh quyền của Đế chế Ottoman với di sản Đế
chế La Mã Thần thánh.”
Tia lửa làm bùng phát chiến tranh giữa hai cường quốc này xuất hiện rất
nhanh chóng. Lo sợ rằng người Ottoman có thể tận dụng khoảng trống
quyền lực ở Hungary sau cái chết cái Louis II, đại công tước Hapsburg ở Áo
Ferdinand I tuyên bố rằng ông là vua của Hungary và Bohemia. Suleiman
đáp trả,, với sự hỗ trợ từ đối thủ chính của Ferdinand trong cuộc tranh đấu
giành ngôi vị là John Zapolya xứ Transylvania, bằng việc tấn công Vienna
vào năm 1529.
Sau khi hai lần đánh bật các cuộc tấn công của Ottoman vào Vienna
nhưng thất bại trong việc giành lại các phần lãnh thổ đã mất ở Hungary,
cũng không đạt được bất kỳ chiến thắng hải quân quan trọng nào ở Địa
Trung Hải, Ferdinand buộc phải ký kết một thỏa thuận đình chiến ô nhục tại
Adrianople vào năm 1547. Các điều khoản yêu cầu ông ta phải từ bỏ hầu hết
các yêu sách của Hapsburg đối với Hungary và trả một khoản cống nạp cắt
cổ dựa trên những phần lãnh thổ về danh nghĩa vẫn thuộc vương triều
Hapsburg. Các điều khoản trên cũng nhắc tới Charles V không phải với tư