ĐỊNH TƯỜNG - XƯA VÀ NAY - Trang 103

MAI-VĂN-NGỌC

Vị Ẩn Sĩ lừng lẫy tiếng tăm khắp Nam Bắc, được Nguyễn-an-Ninh và

Phan-văn-Hùm kính phục.

Khi quân Pháp đã chiếm trọn 6 tỉnh Nam-kỳ, tuy các lực lượng kháng

chiến dần dần suy yếu, nhưng sĩ phu Đồng-Nai một phần lớn đều biết gìn
tiết tháo, sống đời ẩn dật để mong đợi một thời cơ quật-khởi. Riêng tỉnh
Định-Tường, khi Định-Tường thất thủ rồi, những nhân vật ở ẩn đáng ngợi,
gồm có cụ Đồ-Chiểu, Nhiêu-Phang (Mai-đằng-Phương), Nhiêu-Tâm (Đỗ
Minh-Giám hay Đỗ-Minh-Tâm) v.v… Về sau, lại nổi bật một vị ẩn sĩ Mai-
văn-Ngọc, phẩm cách và học hạnh tuyệt vời trong sáng, rất đáng đề cao.

Trong tuần báo « Hòa đồng » số 68, ngày 14-5-66, nhà học giả Hồ-

hữu-Tường viết về chí sĩ Nguyễn-an-Ninh, có nhắc đến đoạn Nguyễn-an-
Ninh xuống Mỹ-tho tìm bạn đồng tâm đồng chí. Nơi Mỹ-Tho, ông Ninh đã
vui mừng hạnh ngộ vị ẩn sĩ, mà giấu danh không được, nên tiếng nổi khắp
xứ. Dưới ngòi bút trác lạc của học giả Hồ-hữu-Tường, cuộc đời ẩn sĩ Mai-
văn-Ngọc được thuật lại một cách trung thực như sau :

« Cha mẹ của Ngọc là ai, thật ra không có ai được rõ. Khi Ngọc còn là

xích tử, thì có một người đàn bà ẵm Ngọc đến một nhà có của, họ Mai, mà
cho. Không biết người đàn bà ấy có phải là mẹ của đứa bé không, nhưng lại
dặn rằng họ Mai nên nuôi nấng tử-tế, ngày sau sẽ không nhiều thì ít, làm rỡ
danh cho họ Mai.

Họ Mai chưa có con, bèn nhận trẻ ấy làm đứa con đầu lòng và sau này,

thiên hạ gọi là Hai Ngọc. Lớn lên, Ngọc thông minh đĩnh ngộ, học chỉ chữ
Hán, mà Hán học của Ngọc lừng-lẫy từ Bắc chí Nam. Các bậc thâm nho
trong xứ đều đồng ý mà cho rằng Ngọc xứng đáng đứng đầu… nếu người
Nam kỳ (lúc ấy đã thuộc Pháp rồi) được cho phép dự thi. Danh tiếng ấy đến
tai bà sương phụ Nguyệt-Anh, một nữ sĩ cùng nổi tiếng khắp nơi, vì là con

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.