ĐỊNH TƯỜNG - XƯA VÀ NAY - Trang 130

có hào sâu rộng.

Về sau, theo dòng nước này, người ta vét thành một con kinh. Nhưng

vì đường nước đi xa lại phải qua nhiều khúc quanh co, nên những chỗ hẹp
thì bùn đọng cỏ mọc, lâu ngày nơi thì cạn lên, nơi thì nhỏ lại, thuyền bè khó
thông thương. Nhất là tại chỗ giáp nước là chợ Thân-trọng ngày nay (thuộc
làng Phú-Kiết) nước chảy yếu quá nên càng cạn lắm, ghe đến đó phải cặm
sào chờ nước lớn thật đầy mới qua được. Đó là chưa nói đến sự khó-khăn
trong khi gặp nước ươn, nước kém.

Đến năm kỷ Mão 1819, ngày 28 tháng giêng âm lịch, vua Gia-Long

giáng chỉ dạy quan trấn thủ tỉnh Định-Tường (Mỹ-Tho) là Bửu Thiện Hầu
Nguyễn-văn-Phong đem 9.679 dân tráng trong trấn chia làm ba tốp, thay
phiên nhau vét lại kinh này. Dân phu thì được cấp cho mỗi người một quan
tiền và một vuông gạo trong một tháng.

Bấy giờ, Phó Tổng Trấn Thành Gia-Định là Huỳnh-công-Lý giám đốc

việc đào kinh. Hễ gặp chỗ hẹp thì vét rộng ra, gặp chỗ cạn vét sâu xuống,
chỗ cong queo thì vét ngay.

Đến ngày mùng 4 tháng 4 nhuần thì hoàn thành đoạn kinh mới từ chợ

Thân trọng đến Hóc-đồng (?) dài 14 dặm rưỡi (độ 9.000 thước), rộng 15
thước ta (độ 6 thước thây) và sâu 9 thước ta (3,50m). Đào xong, Huỳnh-
công-Lý cho khắc bia kỷ công dựng bên mé kinh, gần chợ Thân-Trọng và
chạy sớ về triều Nhà vua đặt tên cho cả dòng nước từ Vàm cỏ Tây tới Tiền-
giang của trấn Định-Tường là Bảo định hà.

Thế là từ tháng 4 nhuần năm Kỷ Mão 1819, con sông Bảo định hà do

vua Gia-Long ngự tứ danh hiệu, giúp nhân dân được nhiều tiện lợi.

Điều nên biết thêm, đến năm Minh Mạng thứ 6 (Ất Tị 1835), Bảo định

hà này lại đổi tên là sông Trí-tường (Trí-tường giang), có tạc bia đá dựng
nơi bờ sông thôn Phú-Kiết.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.