trong làng trong mẫu chuyện đối thoại đều nói « không diếm » thay vì
không dám.
Để cống hiến cho độc-giả một câu chuyện huyền thoại có thật, chúng
tôi chịu khó lặn lội đi tìm các vị bô lão trong làng vì thời cuộc chiến tranh
các gia đình giàu có, khá giả hoặc có uy-tín ở dọc theo bờ sông Rạch-Gầm
(Sầm Giang) từ cầu sắt chợ Dam đến rạch Bà Hào đều tản cư đi lên Saigon
hoặc ra tỉnh Mỹ–Tho. Sự đi tìm tài liệu dẫn chứng đòi hỏi một sự cố gắng
nếu thiếu thiện chí nhiều khi phải bỏ dỡ. Nhưng nhiều khi nhờ thiện chí,
chúng tôi được những sự khích lệ bất ngờ, thể hiện ở 2 câu thơ cổ « Đạp
phá thiết hài vô mịch xứ, đắc lai toàn bậc phí công phu ». Đi tìm giày sắt
tìm không thấy, đến khi tìm thấy chẳng bao công. Cuối cùng nhờ thiện chí,
chúng tôi được hân hạnh tìm gặp ông Nguyễn Văn Sâm tục gọi ông Bảy
Sâm hiện gia-đình định cư tại chợ Giồng-Nhỏ (Mỹ–Tho), chính ông nội tổ
của ông Bảy Sâm : ông Nguyễn-Văn-Trí là người được thừa hưởng của ông
Cả Dám 4 mẫu vườn, hiện nay ông Bảy Sâm thừa kế phần hương hỏa.
Ông Cả Dám hồi còn sinh tiền là người rất thanh liêm, ông đi đâu cũng
bịt chiếc khăn nhiễu điều và xách giỏ trầu cau, ông không hề làm phiền
đồng bào về việc trầu thuốc mặc dù miếng trầu là đầu câu chuyện. Khi ông
chết và thành Thần ông đã nhập xác đồng nhiều lần để báo mộng cho người
trong làng biết. Một số người tin một số người không tin cho là chuyện
huyền hoặc dị đoan.
Nhưng từ khi ông Tư Đỏ bị hộc máu ngã chết tại giữa đình làng trong
một đêm hát xây chầu, khi ông vừa xây xong một hồi trống ; và chuyện một
kép hát bộ về hát trong làng. Mặc dù được nghe chuyện ông Cả Dám, tên
kép ngạo nghễ vẫn không tin, khi lên sân khấu tên kép ngang nhiên dùng
chữ Dám, lái đi lái lại nhiều lần liền bị ngã hộc máu trên sân khấu trước mặt
hàng ngàn khán giả. Từ đó hương chức hội tề trong làng cũng như toàn thể
đồng bào Kim-Sơn mới tin tưởng kính vì và lập bài vị tôn thờ ông Cả như
một vị thần làng, cũng từ lúc ấy những chuyện huyền thoại về sự linh hiển