thể hiện cụ thể những câu chuyện thề thốt. Hồi đó trong làng khi 2 người
làm ăn có chuyện cãi vả muốn được chứng minh nỗi oan ức của mình, họ
đều dắt nhau đến miếu ông Cả để thề. Nếu ai có ý gian sẽ bị mưu hại, theo
lời thề. Ông Cả là vị thần chứng minh trừ gian diệt ác, che chở người dân
lương thiện làm ăn, cũng nhờ vậy mà người dân Kim-Sơn có được một
truyền thống cao đẹp, thật thà chất-phác cũng không hề « diếm » thề thốt
nếu xét thấy mình có ý gian.
Theo lời ông Bảy Sâm xác nhận, thì khoảng thời gian 1930 đến 1940
khoảng thời gian thanh bình và thịnh vượng của thôn quê miền Nam. Tại
làng Kim-Sơn những cuộc đá gà lớn lao ăn thua to được tổ chức tại Kim-
Sơn vào khoảng tháng 2 hay 3 âm lịch, quy tụ những người mộ điệu bốn
phương, con trai ông tổng–đốc Lộc là tổng đốc Thọ là người theo đạo Thiên
Chúa không hề tin tưởng có chuyện thần linh, đến Kim-Sơn nghe chuyện
ông Cả Dám, ông bật cười chế diễu. Để thực hiện lòng ngạo nghễ ấy trong
những ngày mở mùa độ gà, ông dùng chiếc khăn nhiễu điều bịt trên đầu để
làm nổi bật cá-nhân ông trước quần chúng trong đấu trường. Ông Thọ mang
theo những con gà Nòi đặc biệt nổi tiếng trăm trận trăm thắng. Nhưng, kỳ
dị thay liên tiếp 3 ngày ông vẫn thua siểng niểng, càng bắt lớn càng thua to.
Ông thua sạch túi tiền mang theo, cuối cùng phải vay mượn tiền của các vị
thân hào nhân sĩ trong làng, bao nhiêu tiền mượn ông vẫn bị thua cháy túi ?
Khi đến vay tiền Ông Nguyễn Văn Trí nội tổ ông Bảy Sâm, cụ Trí đem
chuyện ông bịt khăn nhiễu điều (khăn màu đỏ) ra phê bình và khuyên ông
Thọ nên đến đình ông Cả khấn vái tạ tội. Ông Thọ nghe theo lời của một
bậc nho sĩ khả kính, đến thắp hương tại đình ông cả, lột khăn đỏ và cầu
nguyện ông Cả chứng minh sự linh thiêng cho ông gở lại. Những trận gà
cuối cùng tại Kim-Sơn, ông Thọ thắng liên tiếp gở số tiền thua mà còn ăn
thêm một số tiền khá lớn. Câu chuyện đá gà của ông Thọ được truyền tụng
thăng thêm phần uy-linh của ông cả thành thần, gây thêm một tiếng vang
cho chuyện huyền sử ông Cả Dám. Chuyện lạ lùng nhứt được đồn đãi là