ĐỊNH TƯỜNG - XƯA VÀ NAY - Trang 149

dần dần lụn bại trước áp lực sắc máu tàn bạo của giặc, ông đành gạt nước
mắt lui ẩn nơi rừng sâu núi thẳm.

Ôm lòng đau đớn vì quốc vận gian nan, giam thân cùng sầu trong cảnh

thâm u cô tịch, có lẽ do đó tấm lòng ngộ đạo thương đời của ông phát sinh,
mà ông phát bồ-đề-tâm quyết tầm đại đạo giải-thoát nghiệp trần.

Theo tài-liệu của Bác sĩ thú y Trương-tấn-Ngọc ở Vĩnh-Kim quận

Long-Định (Định-Tường) Mỹ-tho có mỹ ý trao cho chúng tôi mượn tập «
SỬ TÍCH ÔNG CỬ ĐA ĐI TU » gồm có mấy bài trường thiên về « Cảnh
núi Tà-Lơn » và bài « Lan thiên » do chính ông Cử Đa sau khi tu tiên đắc
đạo lưu lại, chúng tôi nhận thấy :

Ông Cử-Đa sinh trong đời vua Tự-Đức, khoảng năm Canh-tuất 1850,

tính đến năm 1968 nầy nếu ông còn giữ xác phàm thì đã hưởng dương 118
tuổi. Ông quê ở Thuộc-nhiêu (trong tỉnh Mỹ-tho), một nơi mà cụ Học-Lạc
đã ca ngợi là chốn đất lành chim đỗ, sĩ phu về đấy ẩn dật khá đông :

« Đường thẳng ngựa biêu chân ngán bước
Rạch cùng cá lội mến quên sông

21

»

Từ xưa đầu xanh ông đã tận tụy đóng góp tâm huyết với đời thế nào,

thì đến khi ông quyết chí lìa trần tìm đạo, lòng ông cũng thiệt thành vô biên.
Dựa theo bài « Cảnh núi Tà-lơn » ngay mấy câu mở đầu đã nói rõ về bước
đường của ông lánh trần tìm đạo :

« Tà-lơn bàn thạch dựa kề
Thảo ra một bổn đem về phàm dân
Kể từ ở chốn dương trần
Năm Mùi tháng Sửu ngày Dần ra đi.
»

Tính ra, năm Mùi tức là năm Ất Tị 1895, tuổi ông vừa tròn 46. Ông

thành thật cởi mở tâm tình qua mấy câu giải tỏ với đời :

« Tuổi vừa khôn lớn một khi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.