Mẹ cha cũng đã dĩ quy huỳnh tuyền,
Lòng ta luống những ưu phiền
Một mình trực tiết không màng gió trăng.
Trong mình cũng biết võ văn
Trải chơi cuộc thế mấy năm giang hồ
Ngùi ngùi nhớ chốn rừng già
Bâng khuâng tưởng Phật Thích Ca màu thoàn. »
Lòng đạo của ông tăng trưởng, nên ông quyết chí :
« Làm sao thoát khỏi cõi trần
Về nơi Trúc quốc non thần cảnh tiên. »
Ông hăm hở lên đường tầm sư học đạo. Đầu tiên ông qua xã Phú-Đức,
tìm nhờ người thợ tên Châu, nhờ người nầy châu cấp tiền bạc. Rồi rạng
ngày mùng 1 ông xuống thuyền ra đi cùng với một người bạn tên Thơ. Suốt
sáu ngày lênh đênh trên sóng nước, thuyền cặp bến Cái-dầu vào ngày mùng
7. Rồi từ đó ông lưu lạc khắp nơi trong tỉnh Châu-đốc, vẫn chưa được toại
nguyện. Lần hồi nghe đồn trên núi Tà-lơn có điều mầu nhiệm, ông liền tìm
đến. Khi ra đi, ông ăn mặc theo lối tu sĩ. Người bạn là Hai Võ tiễn đưa ân
cần căn dặn :
« Hai Võ phân nói thiệt thà
Kinh kệ áo dà để lại chốn ni.
E khi đi có gặp Tây
Nó coi thấy đặng sắp bây không còn. »
Thì ra trên đường tìm đạo, ông Cử Đa vẫn phải lẩn tránh quân Pháp
nhưng dù đau xót, nguy hiểm thế nào ông vẫn tiến bước. Rồi lần sang Cần-
Giọt (Kampot), Dung Trạch (Kompon-trach), trôi nổi ít lâu trên đất Cam-
bốt. Tục gọi ông là Sư Bảy.
Cơ duyên dung ruổi, ông gặp được minh sư trên núi Tà-lơn. Đoạn này,
trong bài trường thiên trạng cảnh núi Tà-lơn, chính ông đã tỏ tường quê