Cảnh vật như chìm trong ánh sáng nhờn nhợt mờ mờ. Vài con chim ăn
đêm cất tiếng kêu khô khan trong nền trời rộng vắng.
Sinh dừng chơn trước ngôi mộ mờ ảo ánh trăng. Hai hàng cây sao đôi
bên đổ bóng xậm xuống mặt đất nhợt nhạt màu tro. Gió ngoài đồng vẫn thổi
vút, kêu rít trên mặt nước xa như tiếng ai văng vẳng hú gọi nhau. Nhưng
gió ở ngôi mộ lại hiu hiu như từ trong lòng đất thổi lên.
Sinh lặng ngắm ngôi mộ, lòng như se thắt, bồi hồi. Sinh chép miệng.
– Quả thật là trăng soi lạnh lùng !
Nhưng cái lạnh lùng của trăng soi đối với nơi an nghỉ của vị anh hùng
vẫn chưa đáng đau lòng bằng cách đối xử lạnh lùng của bọn người hậu thế
anh ạ !
Sinh hỏi :
– Anh nói thế nghĩa làm sao ? Tôi nghĩ rằng, dưới ba tấc đất, kẻ anh
hùng đâu có màng chi đến tấm lòng hậu thế.
Nguyễn lắc đầu :
– Những bổn-phận của kẻ hậu sinh là thế nào, anh có nghĩ đến điều ấy
chưa ? Cho đến cả cái ngày từ trần của ông, thế gian sau này cũng không
còn ai biết nữa. Lạnh lùng đến như thế, người chết tuy không cần, nhưng
những kẻ sống có một tấm lòng hẳn phải thấy rằng mình đáng trách chớ.
– Anh bảo rằng không ai biết đến ngày chết của ông, nhưng sao tôi
nghe được mấy câu này :
Bà con đùm đậu quanh vùng
Tháng giêng ngày giỗ xin đừng ai quên !
– Anh nghe như vậy, rồi anh tưởng « tháng giêng ngày giỗ » là ngày
của ông Thiên-Hộ từ trần ? Sự thật ngày đó – ngày mồng 3 tháng giêng –