ĐỊNH VỊ - Trang 19

Cuộc tổng tấn công vào tâm trí

Đ

ất nước chúng ta rất ưa chuộng khái niệm “truyền thông”. (Ở một số

trường tiểu học tiến bộ, ngay cả trò chơi “miêu tả đồ vật”

(10)

giờ đây cũng

được gọi là “truyền thông”.) Chúng ta không nhận ra được những tác hại
mà xã hội quá tải truyền thông đang gây ra.

Trong truyền thông, nhiều nghĩa là không chất lượng. Việc lạm dụng

truyền thông để giải quyết hàng loạt các vấn đề trong kinh doanh và xã hội
đã gây tắc nghẽn các kênh tiếp nhận thông tin của con người, đến nỗi chỉ
còn lại một lượng nhỏ thông điệp có thể xuyên qua. Nhưng, những thông
tin đó chưa chắc đã là những thông tin quan trọng nhất.

Nghẽn đường truyền thông tin

Lấy quảng cáo làm ví dụ. Mỹ chỉ chiếm 6% dân số thế giới nhưng lại

tiêu thụ đến 57% tổng lượng quảng cáo toàn cầu. (Có lẽ bạn nghĩ rằng
chúng tôi sử dụng năng lượng hoang phí lắm, nhưng thực ra chúng tôi chỉ
sử dụng khoảng 33% tổng lượng năng lượng toàn cầu.).

Dĩ nhiên, quảng cáo chỉ là một nhánh nhỏ trên dòng sông truyền thông.

Lấy sách làm ví dụ. Mỗi năm có khoảng 30.000 đầu sách được xuất bản

ở Mỹ. 30.000 đầu sách mỗi năm. Thoạt nghe thì cứ ngỡ chẳng đáng là bao,
cho đến khi bạn nhận ra rằng, để đọc hết khối lượng sách một năm ấy, cần
bỏ ra trọn vẹn 17 năm với 24 giờ đọc liên tục mỗi ngày.

Ai làm nổi việc ấy?

Một ví dụ nữa là báo chí. Mỗi năm, ngành báo chí Mỹ sử dụng hơn 10

triệu tấn giấy in báo. Tính bình quân đầu người, mỗi người tiêu thụ hết
43kg báo mỗi năm. (Tương đương với lượng tiêu thụ thịt bò bình quân đầu
người hàng năm.)

Liệu một người bình thường có thể xử lý hết ngần ấy thông tin không?

Số báo Chủ nhật của một tờ báo đô thị lớn như The New York Times chứa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.