khoảng 500.000 từ. Để đọc hết tờ báo này, một người bình thường với tốc
độ đọc chừng 300 từ/ phút sẽ mất khoảng 28 giờ. Vậy là không chỉ ngày
Chủ nhật của bạn đi tong, mà còn lấn sang cả một phần thời gian còn lại
trong tuần nữa chứ.
Nhưng, có bao nhiêu thông tin sẽ đọng lại trong đầu bạn?
Ví dụ khác nữa là truyền hình, một phương tiện truyền thông mà tính đến
thời điểm cuốn sách này ra đời vừa mới tròn 30 tuổi. Tuy là kênh truyền
thông hiệu quả và có độ phổ cập lớn, song truyền hình lại không thay thế
được đài phát thanh, báo hay tạp chí. Trái lại, cả ba phương tiện ra đời
trước này lại đang phát triển hơn bao giờ hết.
Truyền hình chỉ là phương tiện bổ sung. Nhưng khối lượng truyền thông
mà nó bổ sung vào lại rất khủng khiếp.
98% trong tổng số các hộ gia đình ở Mỹ hiện có ít nhất một chiếc tivi.
(Một phần ba số đó sở hữu hai chiếc hoặc nhiều hơn.)
96% số hộ có tivi có thể bắt được ít nhất bốn đài truyền hình. (Một phần
ba số đó có thể bắt sóng được từ mười đài trở lên.)
Trung bình, mỗi gia đình ở Mỹ dành bảy giờ 22 phút để xem tivi mỗi
ngày (hơn 51 giờ mỗi tuần).
Tương tự phim ảnh, các hình ảnh trên tivi thật ra là những hình ảnh tĩnh
được thay đổi 30 lần mỗi giây. Điều đó nghĩa là trung bình mỗi gia đình ở
Mỹ xem khoảng 795.000 hình ảnh trên tivi mỗi ngày.
Chúng ta không chỉ bị “tấn công” bằng hình ảnh, mà còn bị “tấn công”
bằng đủ loại giấy tờ, mẫu biểu. Cứ nhìn vào chiếc máy in Xerox xuất hiện
ở mọi góc văn phòng mà xem. Ngành thương mại của Mỹ hiện có hơn 324
tỷ tài liệu, và mỗi năm lại bổ sung thêm 72 tỷ tài liệu nữa. (Chỉ tính riêng
chi phí in ấn thôi cũng đã tốn hơn 4 tỷ đô-la/năm.)
Các máy photo ở Lầu Năm Góc xuất ra 350.000 tờ mỗi ngày để phân
phát khắp Bộ Quốc phòng, tương đương với 1.000 cuốn tiểu thuyết cỡ lớn.