Thông điệp được tối giản
Chiến lược đối phó hiệu quả nhất trong xã hội quá tải thông tin của
chúng ta là tối giản hóa thông điệp.
Trong truyền thông, cũng như trong kiến trúc, quý ở chất lượng chứ
khồng quý ở số lượng. Bạn phải mài dũa thông điệp của mình thật sắc bén
để nó có thể xuyên vào tâm trí người nhận. Hãy loại bỏ những gì nhập
nhằng tối nghĩa, đơn giản hóa thông điệp, rồi tiếp tục giản lược nó hơn nữa
nếu bạn muốn tạo nên một ấn tượng lâu dài.
Những ai sống bằng nghề truyền thông đều hiểu rõ sự cần thiết của việc
tối giản hóa này.
Giả sử bạn sắp đi gặp một vị chính khách mà bạn đang tìm cách giúp ông
ta đắc cử. Chỉ trong năm phút đầu tiên, những gì mà bạn biết được về “sản
phẩm chính trị” của mình sẽ còn nhiều hơn những gì mà một cử tri thông
thường biết được về ông ta trong năm năm tới.
Vì lượng thông tin về ứng cử viên này lọt được vào trong đầu cử tri ít ỏi
như vậy, nên nhiệm vụ của bạn ở đây không phải là làm “truyền thông”
theo nghĩa thông thường của từ đó.
Mà là sàng lọc. Bạn phải lựa chọn những thông tin nào có khả năng
ngấm sâu nhất vào tâm trí cử tri.
Yếu tố khiến thông điệp của bạn thất bại chính là khối lượng thông tin
được truyền thông. Bạn phải hiểu được bản chất vấn đề thì mới có thể tìm
ra giải pháp.
Khi muốn truyền thông về những ưu điểm của một ứng cử viên chính trị
hay một sản phẩm, hay thậm chí chính bản thân bạn, bạn phải thay đổi
hoàn toàn cách làm.
Đừng tìm kiếm giải pháp từ bên trong sản phẩm hay trong đầu mình.
Hãy tìm kiếm giải pháp từ bên trong tâm trí khách hàng tiềm năng.
Nói cách khác, đằng nào thì cũng chỉ có một phần rất nhỏ trong thông
điệp của bạn lọt được vào tâm trí họ, nên hãy bỏ qua đầu gửi mà tập trung