Từ Haloid thành Haloid Xerox rồi sang Xerox cũng là kiểu thay đổi
tương tự.
Chắc bạn cũng đoán ra Kodak Company được đặt tên như thế nào rồi
phải không? Từ Eastman thành Eastman Kodak, rồi cuối cùng là Kodak?
Nhưng, hiện giờ họ vẫn chưa bỏ hẳn phần tên cũ. Tên chính thức của công
ty vẫn là Eastman Kodak Company.
Cách đây vài năm, Hiệp hội Thư tín Trực tiếp (Direct Mail Association)
đã đổi tên thành Hiệp hội Tiếp thị Thư tín Trực tiếp (Direct Mail-Marketing
Association). Vì họ đã chấp nhận sự thật rằng thư tín chỉ là một trong nhiều
cách tiếp thị mà các công ty thường dùng. Gần đây, họ bỏ hẳn “Thư tín” để
đổi tên thành Hiệp hội Tiếp thị Trực tiếp (Direct Marketing Association).
Mặc dù cái tên New York Central Transportatiion Company cũng chưa
chắc đã thành công, nhưng có rất nhiều bằng chứng chỉ ra rằng mọi người
hay nhớ tên theo đúng nghĩa đen. (Ví dụ, Eastern Airlines – Hãng hàng
không Phương Đông.)
Các cơ quan chính phủ thường giỏi chơi trò mở rộng tên này. Ví dụ như,
Bộ Gia cư và Phát triển Đô thị. (Tên trước đây là Cơ Quan Gia cư và Tài
chính Gia đình). Bằng cách mở rộng tên, các cơ quan có thể tăng quy mô
vận hành, lượng nhân viên và dĩ nhiên cũng được cấp ngân sách nhiều hơn.
Thật lạ là Ủy ban Thương mại Liên bang lại bỏ qua cơ hội đổi tên này.
Cơ quan này có thể chuyển thành Cơ quan Bảo vệ người Tiêu dùng để tận
dụng luôn những vấn đề nóng bỏng của người tiêu dùng hiện tại.
Các công ty dẫn đầu cũng được hưởng lợi nếu mở rộng phạm vi ứng
dụng của sản phẩm.
Ví dụ, Arm & Harmer đã rất thành công khi quảng bá cách dùng bột sô-
đa (baking soda) khử mùi trong tủ lạnh.
Florida Citrus Commission thì đã khuyến khích mọi người dùng nước
cam, loại nước trái cây bán chạy nhất cho bữa trưa, bữa nhẹ hay các bữa ăn
khác, v.v… bằng chiến dịch quảng cáo “Không chỉ dành cho mỗi bữa
sáng.”