vậy, nên nhiệm vụ của bạn ở đây không phải là làm “truyền thông” theo nghĩa
thông thường của từ đó.
Mà là sàng lọc. Bạn phải lựa chọn những thông tin nào có khả năng ngấm sâu
nhất vào tâm trí cử tri.
Yếu tố khiến thông điệp của bạn thất bại chính là khối lượng thông tin được
truyền thông. Bạn phải hiểu được bản chất vấn đề thì mới có thể tìm ra giải pháp.
Khi muốn truyền thông về những ưu điểm của một ứng cử viên chính trị hay
một sản phẩm, hay thậm chí chính bản thân bạn, bạn phải thay đổi hoàn toàn
cách làm.
Đừng tìm kiếm giải pháp từ bên trong sản phẩm hay trong đầu mình.
Hãy tìm kiếm giải pháp từ bên trong tâm trí khách hàng tiềm năng.
Nói cách khác, đằng nào thì cũng chỉ có một phần rất nhỏ trong thông điệp
của bạn lọt được vào tâm trí họ, nên hãy bỏ qua đầu gửi mà tập trung vào đầu
nhận. Hãy tập trung vào nhận thức của khách hàng tiềm năng thay vì hiện trạng
của sản phẩm.
John Lindsay
từng nói: “Trong chính trị, nhận thức chính là hiện thực.”
Trong quảng cáo, kinh doanh và đời sống cũng vậy.
Vậy còn sự thật thì sao? Các dữ liệu thực tế của vấn đề thì thế nào?
Nhưng, sự thật là gì? Hiện thực khách quan là gì? Dường như mỗi con người
đều thực lòng tin rằng bản thân mình nắm giữ chìa khóa của sự thật. Vậy khi nói
về sự thật là chúng ta đang nói về sự thật nào? Ta nói theo quan điểm nhìn từ
trong ra hay từ ngoài vào?
Góc nhìn khác nhau mang lại sự thật khác nhau. Theo câu nói của một thời đại
khác thì “Khách hàng luôn đúng”. Suy rộng ra thì câu ấy có nghĩa là người bán
hàng/nhà truyền thông luôn sai.
Có thể là tiêu cực khi chấp nhận cái quan điểm rằng người gửi thông tin là sai
còn người nhận thông tin là đúng. Nhưng thực sự, bạn không còn lựa chọn nào
khác cả nếu bạn muốn thông điệp của mình được tiếp nhận vào trong tâm trí
người khác.
Hơn nữa, ai dám nói rằng quan điểm nhìn từ trong ra thì chính xác hơn quan
điểm nhìn từ ngoài vào?
Bằng cách làm ngược lại, bằng cách tập trung vào khách hàng tiềm năng thay
vì vào sản phẩm, bạn sẽ đơn giản hóa được quy trình sàng lọc. Đồng thời, bạn
12