giá trị của một quy luật chính là sự cương quyết và kiên trì bám trụ dù bị phản
đối.” Giáo sư Osgood thêm vào, “Nếu người ta thấy quy luật này rõ ràng là vớ
vẩn và dễ bị bắt bẻ, họ sẽ tảng lờ nó. Ngược lại, nếu nó khó bị bác bỏ và khiến
họ nghi ngờ chính những giả định ban đầu của mình, họ sẽ buộc phải tìm cách
khác để kiểm chứng xem có gì sai sót không.”
Vì thế đừng bao giờ sợ tranh luận.
Winston Churchill sẽ ở đâu nếu không có Adolf Hilter? Chúng ta hẳn là đã
biết rõ câu trả lời. Ngay sau khi Adolf Hitler bị loại bỏ, phe Cộng Hòa của Anh
lập tức tống cổ Winston Churchill ra khỏi bộ máy.
Bạn còn nhớ Liberace đã nói gì trước những lời phê bình thậm tệ về một trong
những buổi biểu diễn hòa nhạc của ông không? “Chả ra gì nhưng tôi vẫn kiếm
được tiền gửi nhà băng.”
Ý tưởng/khái niệm mà không chứa yếu tố mâu thuẫn sẽ không phải là một ý
tưởng. Lúc ấy, chúng sẽ giống như những biểu tượng đã được số đông chấp nhận
như “Người mẹ, bánh táo và lá cờ.”
5. Chú ngựa thứ năm: Niềm tin
Hãy tin tưởng người khác và ý tưởng của họ. Có thể làm rõ tầm quan trọng
của việc vượt ra khỏi những giới hạn của bản thân và tìm kiếm vận may ở bên
ngoài qua câu chuyện về một người đàn ông luôn thất bại trong cuộc sống sau
đây.
Anh tên là Ray Kroc. Trông anh thật khắc khổ và từng thất bại khi gặp hai anh
em nhà nọ, những người sẽ làm thay đổi cuộc đời anh.
Hai anh em nhà nọ có ý tưởng nhưng lại thiếu niềm tin. Vì thế họ bán ý tưởng
cũng như tên mình cho Ray Kroc để đổi lấy vài đô-la.
Có thể Ray Kroc từng là người giàu nhất nước Mỹ, với khối tài sản trị giá
hàng triệu đô-la.
Còn hai anh em nhà nọ thì sao? Họ chính là anh em nhà McDonald. Cho nên,
sau này mỗi khi thưởng thức chiếc hamburger, bạn hãy nhớ rằng chính tầm nhìn,
lòng can đảm và kiên trì của một kẻ ngoài cuộc đã đem lại thành công cho chuỗi
cửa hàng McDonald.
6. Chú ngựa thứ sáu: Chính bạn
Vẫn còn một chú ngựa cuối cùng, ích kỷ, khó tính lại khó đoán. Ai cũng từng
thử cưỡi, nhưng không mấy ai thành công.
162