III.Vì sao rất nhiều người đã ca ngợi oai danh và tiết tháo của bà?
Trong cuộc đời bà có ba sự kiện quan trọng đã xảy ra, và có thể nói, nhờ
chúng mà danh thơm của Bùi Thị Xuân được truyền tụng mãi:
1/ sự kiện liên quan với Bùi Đắc Tuyên:
Bùi Đắc Tuyên người làng Xuân Hòa, huyện Tuy Viễn, cậu ruột của Cảnh
Thịnh.
Còn nữ tướng Bùi Thị Xuân thì gọi ông ta bằng chú.
Theo sử sách ghi lại, sau khi vua Quang Trung mất, Cảnh Thịnh lên
ngôi.Vì tuổi vua còn nhỏ nên quyền bính đều ở trong tay Bùi Đắc Tuyên.
Bùi Đắc Tuyên là anh của hoàng hậu Bùi Thị Nhạn, nên dù ít học vẫn được
làm Thị Lang Bộ Lễ trong triều.Vì được phép vào ra nơi cung cấm, Tuyên
thường bày nhiều trò vui để mua lòng thái tử Nguyễn Quang Toản (tức
Cảnh Thịnh)
Bởi thế khi được lên ngôi báu, Quang Toản liền đưa Tuyên lên làm thái sư,
bất chấp quan chế đã đặt định sẵn.
Trong cung đã có Bùi Thái hậu, ngoài triều lại có lắm đại thần nghiêng theo
chiều gió như Ngô Văn Sở, Phạm Công Hưng, nên thế lực của Tuyên rất
vững mạnh.
Vì vậy,Tuyên mỗi ngày một thêm lộng hành. Các đại thần không về cánh
với Tuyên, kẻ thì bị Tuyên tìm cớ giáng chức, cách chức hoặc bị đưa đi trấn
thủ nơi xa xôi.
Năm 1795, Tuyên bị Võ Văn Dũng giết. Bấy giờ có nhiều người nghi ngại
Bùi Thị Xuân, vì bà là cháu ruột của Tuyên. Nhưng khác với gì xầm xì, bà
đã không hề thù oán người giết chú ruột mình, cũng như lợi dụng sự rối ren
đó mà đi theo đối phương hay tìm nơi cát cứ…