xuất khá thường xuyên. Sức hút từ cú đánh bóng của Rod giúp Rangers thu
được lợi nhuận khổng từ việc bán vé, đồ lưu niệm cho các fan hâm mộ và
quảng cáo trên truyền hình. Và trên hành tinh này, có lẽ, duy nhất Rod là
người có khả năng đánh một cú bóng mạnh với phong độ ổn định như thế.
Tương tự như trong nền kinh tế thị trường, giá của một kỹ năng không có
mối quan hệ cố hữu với giá trị xã hội của nó, mà chỉ liên quan đến sự khan
hiếm. Trong cuộc phỏng vấn Robert Solow - người giành giải Nobel Kinh
tế năm 1987 và là một người rất say mê bóng chày - tôi đã hỏi Solow, ông
có thấy buồn không khi số tiền thưởng của giải Nobel ít hơn cả số tiền mà
Roger Clemens, vận động viên của Red Sox vào thời điểm đó, kiếm được
trong một mùa giải. Solow đã trả lời: “Tôi không buồn, bởi vì chuyên gia
kinh tế giỏi thì có nhiều nhưng cầu thủ bóng chày giỏi như Roger chỉ có
một.” Đây chính là lối tư duy của các nhà kinh tế học.
Ai là người giàu có, hoặc ít nhất là có cuộc sống thoải mái ở Mỹ? Các kỹ
sư lập trình, bác sĩ phẫu thuật, kỹ sư nguyên tử, nhà văn, kế toán, chủ ngân
hàng, giáo viên, v.v... Các cá nhân này thường là những người có tài năng
thiên bẩm: họ tích lũy được rất nhiều kỹ năng chuyên biệt khi tham gia các
khóa đào tạo và giáo dục chuyên môn. Nói cách khác, họ đã đầu tư đáng kể
vào vốn con người. Giống như bất kỳ loại hình đầu tư nào khác - từ xây
dựng một nhà máy sản xuất đến mua trái phiếu - tiền được đầu tư hôm nay
cho vốn con người sẽ mang về lợi nhuận trong tương lai. Đó sẽ là một
khoản lợi nhuận rất lớn. Theo tính toán, nếu bạn đầu tư ngay hôm nay cho
việc học đại học, bạn có thể kiếm lại số tiền đó cộng thêm 10% một năm
cho số tiền bạn đã bỏ ra.
Trong một vài trường hợp, có thể hiểu vốn con người là một tấm hộ
chiếu kinh tế. Cuối những năm 1980, khi còn đang học đại học, tôi đã gặp
một thanh niên Palextin tên là Gamal Abouali. Gia đình Gamal sống ở
Kuwait khăng khăng muốn con trai của họ hoàn tất chương trình giáo dục
trong ba năm chứ không phải bốn năm. Điều này buộc Gamal lúc nào cũng