ĐÔ-LA HAY LÁ NHO? - LỘT TRẦN CÔ NÀNG KINH TẾ HỌC - Trang 252

Bất kỳ ngân hàng nào cho vay 100 đô-la và chỉ đòi lại 98 đô-la cũng sẽ
giàu có hơn khi giữ 100 đô-la ngay từ đầu.) Tuy nhiên, tỷ lệ thuê tư bản - tỷ
lệ lãi suất thực tế - thật sự có thể rất cao. Đây là lý do. Nếu giá giảm, thì
vay 100 đô-la hôm nay và trả lại 100 đô-la vào năm sau không có nghĩa là
không mất gì. Một trăm đô-la mà bạn trả lại có sức mua lớn hơn 100 đô-la
bạn vay, và có thể là lớn hơn rất nhiều. Giá càng giảm nhanh, thì chi phí
vay tiền thực tế của bạn càng cao. Các nhà kinh tế học ngày càng bị thuyết
phục rằng thứ mà Nhật Bản cần là một liều thuốc mạnh để chữa lạm phát.
Một số quan chức đã đi xa hơn bằng việc khuyến khích Ngân hàng Nhật
Bản làm “bất cứ việc gì ví như thả những hối phiếu ngân hàng khỏi những
chiếc máy bay trực thăng.” Để quay lại vấn đề quan điểm của nền kinh tế vĩ
mô, một lý thuyết lý giải lý do các quan chức Nhật Bản không làm nhiều
hơn để đấu tranh chống giảm giá là dân số của Nhật Bản đang già đi, trong
đó có rất nhiều người sống nhờ vào những khoản thu nhập cố định hay
những khoản tiết kiệm, xem giảm phát như một điều tốt lành mặc cho
những hậu quả kinh khủng mà nó gây ra cho nền kinh tế nói chung.

Mỹ đã có những biện pháp riêng để đối phó với lạm phát. Các nhà kinh

tế học đều nhất trí rằng chính sách tiền tệ thiếu cân nhắc là trung tâm của
cuộc Đại Suy thoái. Từ năm 1929 đến năm 1933, cung tiền của Mỹ đã giảm
28%. Cục Dự trữ Liên bang không cố ý khóa chiếc vòi tín dụng lại, mà nói
đúng hơn là, chiếc vòi không chảy nữa khi cung tiền xuống thấp hơn mong
đợi. Quá trình mà trong đó tiền được lưu thông trong nền kinh tế đã trở nên
tự do hơn. Bởi vì những thất bại trên diện rộng của hệ thống ngân hàng
năm 1930, mà cả các ngân hàng lẫn những cá nhân đều bắt đầu tích trữ tiền
mặt. Tiền được nhét dưới một tấm đệm hay khóa trong một hầm cất trữ
ngân hàng không thể đem ra cho vay trong nền kinh tế. Cục Dự trữ Liên
bang không làm gì trong khi nguồn tín dụng của Mỹ đang cạn kiệt. Lẽ ra
Cục nên làm điều hoàn toàn ngược lại: đưa tiền vào hệ thống.

Chính sách tiền tệ là một công việc đòi hỏi sự khéo léo. Nếu chính sách

tiền tệ đúng đắn, nền kinh tế sẽ tăng trưởng thuận lợi hơn và ít phải chịu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.