ĐÔ-LA HAY LÁ NHO? - LỘT TRẦN CÔ NÀNG KINH TẾ HỌC - Trang 270

Câu trả lời là không.

Đây chính là lý do Thomas Friedman đã gợi ý nên đặt cho liên minh

chống toàn cầu hóa cái tên “Liên minh duy trì sự nghèo đói của những
người nghèo trên thế giới”.

Thương mại dựa trên trao đổi tự nguyện. Tất cả những gì chúng ta

làm đều là nhằm để cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, quan điểm này lại
thường không được đề cập đến trong những cuộc thảo luận về toàn cầu hóa.
McDonald’s không xây một nhà hàng ở Bangkok, rồi chĩa súng vào khách
hàng buộc người ta đến ăn. Khách hàng đến McDonald’s vì họ muốn như
thế. Nếu họ không muốn, họ không buộc phải ăn ở đó. Và nếu không có
khách hàng nào, nhà hàng sẽ lỗ vốn và phải đóng cửa. McDonald’s có
khiến văn hóa địa phương thay đổi không? Có. Đây cũng là điều đã thu hút
sự chú ý của tôi mười năm trước khi tôi viết về sự xuất hiện của Kentucky
Fried Chicken ở Bali. Trong bài báo của mình, tôi đã viết: “Những người
Indonesia có loại đồ ăn nhanh phù hợp với sở thích của họ những đồ hộp
đóng sẵn của Colonel hay những đĩa Styrofoam. Một bữa ăn mua ở quầy
thực phẩm được gói trong một chiếc lá chuối và một tờ báo. Chiếc lá to
màu xanh giúp duy trì độ ấm của thức ăn, không thấm đối với thức ăn có
dầu mỡ và có thể gói thành một gói rất gọn nhẹ.

Nhưng trên thế giới, những đồ ăn gói trong lá chuối không phổ biến bằng

túi giấy. Cách đây không lâu, tôi đi cùng một đoàn công tác đến Puerta
Vallarta, Mexico. Puerta Vallarta là một thành phố xinh đẹp nằm ở chân
những ngọn núi bên bờ Thái Bình Dương. Điểm nổi bật của thành phố là
một con đường lớn vòng quanh bờ biển. Gần khoảng giữa con đường là
một trong những nhà hàng có giá trị nhất trên thị trường cổ phiếu, nhà hàng
Hoosters. Một người trong nhóm chúng tôi reo lên khi nhìn thấy nhà hàng
nổi tiếng này: ”Không thể tin được!”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.