ĐÔ-LA HAY LÁ NHO? - LỘT TRẦN CÔ NÀNG KINH TẾ HỌC - Trang 272

thể đánh ngã một gã khổng lồ Mỹ như Motorola. Chúng ta vẫn đang rất sôi
nổi khi nói về những tác động thứ yếu của toàn cầu hóa. Nếu so với nỗi
kinh hoàng từ những nhà máy vắt kiệt sức lao động ở châu Á, một nhà hàng
Hoosters ở Puerta Vallarta chỉ là một cơn đau đầu nhẹ. Tuy nhiên, nguyên
lý của chúng thì giống nhau. Nike không sử dụng lao động ép buộc ở
những nhà máy của mình tại Việt Nam. Tại sao các công nhân lại sẵn sàng
chấp nhận mức lương 1 hay 2 đô-la một ngày? Bởi vì như thế còn tốt hơn
bất kỳ lựa chọn nào khác mà họ có.
Theo Viện Kinh tế Quốc tế, mức lương
trung bình mà các công ty nước ngoài trả cho công nhân của những nước
có thu nhập thấp gấp đôi so với mức lương của các ngành sản xuất trong
nước.

Nicholas Kristof và Sheryl Wudunn đã kể lại chuyến thăm Mongkol

Latlakorn, một lao động người Thái Lan có cô con gái mười lăm tuổi đang
làm việc trong một nhà máy sản xuất hàng dệt may xuất khẩu ở Bangkok.

Cô gái được trả 2 đô-la cho một ngày làm việc chín giờ và cô phải làm

việc sáu ngày một tuần. Có một vài lần, cô bị kim đâm vào tay và những
người quản đốc chỉ băng bó sơ qua để cô có thể tiếp tục quay lại làm việc.

“Thật khủng khiếp!” - Chúng tôi nói với giọng đầy thông cảm.

Mongkol ngước nhìn lên đầy bối rối. “Mức lương như vậy là tương đối

tốt,” ông nói: “Tôi hy vọng con bé có thể giữ được công việc này. Người ta
đang nói nhiều về những nhà máy phải đóng cửa. Con bé nói, dường như
nhà máy của nó cũng có nguy cơ phải đóng cửa. Tôi hy vọng điều đó
không bao giờ xảy ra. Tôi không biết con bé sẽ làm gì trong trường hợp
đó.”

Thông điệp ẩn giấu bên trong những cuộc phản đối chống toàn cầu hóa

là chúng ta, những người đang sống trong các nước phát triển, dù sao cũng
biết điều gì là tốt nhất cho những người dân sống ở những nước nghèo - nơi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.