họ phải làm việc và thậm chí cả nhà hàng nơi họ ăn uống. Như tờ The
Economist nhận định: “Những người hoài nghi không tin vào chính phủ,
các chính trị gia, các quan chức, cũng như thị trường quốc tế. Vì thế, họ tự
coi mình như những quan tòa, thống trị không chỉ các chính phủ, những thị
trường mà cả những ưu tiên cho những công nhân có quan hệ trực tiếp nhất.
Đây có vẻ như một nhiệm vụ vĩ đại cần phải hoàn thành.”
Lợi thế cạnh tranh của công nhân ở các nước nghèo là giá lao động
rẻ. Đó là tất cả những gì họ có. Năng suất lao động của họ không cao hơn
những công nhân Mỹ; trình độ học vấn của họ không cao hơn; họ không
được tiếp cận với công nghệ tiên tiến hơn. Họ được trả lương rất thấp bởi vì
họ chỉ đáp ứng được rất ít những tiêu chuẩn phương Tây. Nếu các công ty
nước ngoài buộc phải tăng lương đáng kể, thì việc xây dựng nhà máy ở các
nước đang phát triển sẽ không đem lại bất kỳ lợi thế nào nữa. Các công ty
sẽ thay thế nhân công bằng máy móc, hoặc họ sẽ di chuyển đến nơi nào đó
có năng suất lao động cao hơn. Nếu những nhà máy vắt kiệt sức lao động
trả lương theo tiêu chuẩn phương Tây, họ sẽ không thể tồn tại. Chúng ta
tiếc cho những người sẵn sàng làm việc nhiều giờ trong những điều kiện
khắc nghiệt chỉ để nhận được vài đô la mỗi ngày, nhưng chúng ta không
nên nhầm lẫn giữa nguyên nhân và kết quả. Những nhà máy vắt kiệt sức lao
động không gây ra mức lương thấp ở những nước nghèo; đúng hơn là, họ
trả những mức lương thấp bởi vì những nước này có những công nhân
không có nhiều lựa chọn.
Chúng ta cũng không thể làm cho những công nhân làm việc trong
những nhà máy vắt kiệt sức lao động giàu hơn bằng cách mua những sản
phẩm mà họ làm ra. Công nghiệp hóa, từ xưa đến nay đều tạo ra một quá
trình có thể giúp các nước nghèo trở nên giàu có hơn. Kristof và Wudunn
đã đến châu Á vào thập niên 1980 và mười bốn năm sau đó, họ hồi tưởng
lại: “Cũng giống như hầu hết những người phương Tây, chúng tôi đến khu
vực đầy rẫy những nhà máy vắt kiệt sức lao động. Tuy nhiên, chúng tôi
chấp nhận quan điểm mà hầu hết người châu Á đều ủng hộ: Chiến dịch