phản đối những nhà máy vắt kiệt sức lao động có nguy cơ gây hại cho
chính những người mà chiến dịch đó đang muốn giúp đỡ. Dưới lớp bụi bẩn
của mình, những nhà máy vắt kiệt sức lao động là một dấu hiệu rõ ràng về
cuộc cách mạng công nghiệp đang phục hồi tại châu Á.” Sau khi mô tả về
những điều kiện khắc nghiệt - các công nhân không được phép nghỉ tắm,
phơi mình trước những loại hóa chất nguy hiểm, buộc phải làm việc bảy
ngày một tuần - họ kết luận: “Những công nhân châu Á kinh hoàng trước ý
tưởng những người tiêu dùng Mỹ tẩy chay những thứ đồ chơi hay quần áo
nhất định để phản đối. Cách duy nhất để giúp những người châu Á nghèo
nhất là mua nhiều hàng hóa hơn từ những nhà máy vắt kiệt sức lao động,
chứ không phải là mua ít hơn.”
Bạn vẫn chưa cảm thấy thuyết phục ư? Paul Krugman đã đưa ra một ví
dụ đáng buồn về những ý định tốt không được như mong đợi:
Năm 1993, người ta thấy những lao động trẻ em ở Bangladesh đang phải
sản xuất quần áo cho Wal-Mart và Thượng nghị sĩ Tom Harkin đã đề nghị
một đạo luật cấm hàng hóa nhập khẩu từ những nước sử dụng lao động
chưa đủ tuổi. Kết quả trực tiếp là các nhà máy dệt may của Bangladesh
phải ngừng việc thuê mướn lao động trẻ em. Nhưng những trẻ em đó có
quay lại trường học không? Chúng có trở về mái nhà hạnh phúc của mình
hay không? Thực tế không hề như vậy. Oxfam đã tìm ra rằng những lao
động trẻ em bị sa thải phải làm những công việc khác còn khổ sở hơn hoặc
thậm chí phải lang thang trên đường phố và một số lượng khổng lồ những
trẻ em ấy đã bị đẩy vào nhà thổ.
Thật đáng tiếc!
Ưu tiên thay đổi theo thu nhập, đặc biệt là những ưu tiên liên quan
đến môi trường. Người nghèo có những mối quan tâm khác hẳn người
giàu. Theo tiêu chuẩn toàn cầu, nghèo không có nghĩa là chấp nhận một
chiếc xe Ford Fiesta trong khi bạn thật sự thích chiếc BWM. Nghèo nghĩa